dang-le-nguyen-vu

Đặng Lê Nguyên Vũ – sự nghiệp và thăng trầm cuộc sống

Trong thời gian vừa qua, cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã thật sự trở nên nổi tiếng và được dư luận rất quan tâm.

Điều đáng ngạc nhiên của xã hội chúng ta chính là khi đã là một doanh nhân rất thành công với gia tài đồ sộ, người ta vẫn chỉ nhắc đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên nhiều hơn so với cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ. Tuy nhiên, chỉ với một biến cố gia đình khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ – bà Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức đệ đơn ra tòa và tranh cãi trong vấn đề chia tài sản thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ lại trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.

Cuộc đời của Đặng Lê Nguyên Vũ trước khi kinh doanh cà phê 

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sinh vào năm 1971 trong một gia đình nông dân bình thường. Cuộc sống của nhà nông khá khó khăn.

Cho đến năm 1979, cả gia đình ông quyết định chuyển đến sinh sống và định cư ở vùng miền núi M’drak thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Có lẽ niềm đam mê cà phê của ông bắt đầu từ khi sinh sống tại vùng đất Tây Nguyên này. Tuy nhiên, nó chỉ thật sự nở rộ khi ông bước vào Đại học. Trong giai đoạn này, ông đã bỏ ra rất nhiều thời gian chỉ để nghiên cứu và tìm tòi về các loại cà phê.

Niềm đam mê đó vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ và cũng chính là một trong những động lực và nguyên nhân của sự thành công hôm nay của thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Khởi nghiệp kinh doanh cà phê của Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ – Lê Hoàng Diệp Thảo

Năm 1996, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng gia đình thành lập công ty cà phê Trung Nguyên đầu tiên ở Buôn Ma Thuộc.

Hai năm sau, vào năm 1998, quán cà phê đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh được mở ra kinh doanh. Phát triển theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, hiện nay chuổi cửa hàng cà phê Trung Nguyên Legend đã lên đến con số 64 tính đến tháng 11/2018 và đứng thứ 3 tại Việt Nam chỉ sau Theo Coffee House và Highlands Coffee.

Đến năm 2003, thương hiệu cà phê hòa tan G7 ra đời và phát triển rất mạnh mẽ. Kể từ đó, cà phê Trung Nguyên dần có chỗ đứng rất vững chắc và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.

Theo Euromonitor điều tra số liệu và công bố vào năm 2015, cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng vị trí thứ 3 chỉ chiếm 5%, trong khi đó nescafe chiếm đến hơn 38% và vinacafe là 37.5%.

Vào năm 2005, công ty Trung nguyên chính thức khánh thành nhà máy chế biến cà phê với quy mô lớn nhất Việt Nam tại và do bà Lê Hoàng Diệp Thảo đứng tên, nhưng đến năm 2016 đã sang lại thành tên Đặng Lê Nguyên Vũ.

Vào năm 2006, ông Đặng Lê Nguyên Vũ  quyết định thành lập một hệ thống cửa hàng G7 Mart với mức đầu tư lên đến 475 tỷ VND. Đây là một mô hình siêu thị kiểu mới thời bấy giờ và mục tiêu đặt ra của ông Vũ và công ty chính là 10.000 điểm bán lẻ. 

Tuy nhiên, hệ thống cửa hàng sau 5 đi vào hoạt động đã thất bại. Mặc dù sau đó G7 Mart đã chuyển hoạt động theo hướng cộng tác và nhượng quyền với Ministop, Nhật Bản nhưng cũng không thành công.

Với những đóng góp to lớn đối với thị trường cà phê Việt Nam, Đặng Lê Nguyên Vũ xứng đáng với cụm từ “Vua Cà phê Việt Nam” do Forbes Asia vinh danh.

Những “lùm xùm” xung quanh vụ phân xử ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

dang-le-nguyen-vu

Sau hơn 3 năm tranh cải và kéo dài khi phân xử vụ ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Đến chiều ngày 27/3/2019 vừa qua, phiên tòa xét xử đã chính thức khép lại với bản án xử ly hôn được thông qua.

Trong đó, tài sản được chia cho ông Vũ và bà Thảo theo tỷ lệ 6:4. Ngoài ra, toàn bộ quyền điều hành của công ty cà phê Trung Nguyên sẽ do ông Đặng Lê Nguyên Vũ nắm giữ. Số cổ phần của bà Thảo được nhận sẽ được chuyển thành tiền mặt.

Giải thích cho điều này, tòa án xét theo công sức và tiền của mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã bỏ ra từ khi thành lập công ty cho đến nay. Ngay cả trong thời điểm ông Vũ đi thiền ( thời gian 5 năm) thì công ty Trung Nguyên vẫn hoạt động rất hiệu quả và theo báo báo kinh doanh, công ty đạt mức lợi nhuận sau thuế hơn 650 tỷ đồng từ năm 2012 cho đến năm 2016.

Chính vì vậy, tòa đã bác những ý kiến từ phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo khi cho rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã bê công việc kinh doanh của công ty Trung Nguyên, để theo đuổi những triết lý tâm linh mới.

Về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, sau khi phiên tòa kết thúc, ông đã chia sẽ với báo chí rằng: ông không bao giờ hối hận về cuộc hôn nhân này. Tài sản trong ngân hàng ông không quan tâm. Đối với ông quan trọng nhất là công ty Trung Nguyên phát triển đúng hướng, đạt tới tầm toàn cầu và có được triết lý riêng của nó.

Ông bảo, gia đình ông không thiếu tiền, cái mà gia đình này cần chính là đạo lý và đạo đức sống.

Những đứa con sẽ do bà Thảo chăm sóc và ông Vũ phải có nghĩa vụ chu cấp tiền nuôi dưỡng cho các con. Ban đầu toà phán quyết ông Vũ sẽ phải chu cấp 10 tỷ đồng/ năm cho đến khi 4 người con hoàn thành bậc đại học và đã được hai vợ chồng đồng ý.

Đối với bật động sản, mỗi bên sẽ được hường 50%. Dựa theo giá trị tài sản đã được kiểm tra và xác nhận thì 13 bất động sản này tương ứng khoảng 725 tỷ đồng. Người nào đang đứng tên và sở hữu tài sản nào thì tiếp tục giữ và phải chia lại tiền phần còn lại cho đối phương.

Tư tưởng và định hướng phát triển kinh doanh của công ty cà phê Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hậu ly hôn

ong-nguyen-vu

Bất kỳ người nào cũng phải nhìn nhận về những đóng góp to lớn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đối với công ty cà phê Trung Nguyên. Chính vì vậy mà phán quyết của tòa án xử ly hôn của hai vợ chồng sau khi phán quyền điều hành được giao cho lại cho ông Vũ đã nhận được rất nhiều sự đồng tình từ người dân.

Tuy nhiên, một số người vẫn rất quan tâm đến triết lý mà ông Vũ đang theo đuổi. Nhiều người vẫn thắc mắc về tin đồn ông Vũ cùng với bạn bè đã thực hiện ngồi thiền và nhịn ăn đến 49 ngày.

Đó cũng là một trong những lý do mà bà Thảo đưa ra khi quyết định ly hôn, vì cho rằng ông Vũ đã thay đổi từ con người đến tinh thần cho đến cả phong cách nói chuyện.

Nhiều người còn đặt ra câu hỏi: Liệu ông Vũ có quyết định qua trở lại núi và ngồi thiền tiếp tục sau vụ ly hôn này không, và điều đó có ảnh hưởng gì đến công việc điều hành kinh doanh của công ty cà phê Trung Nguyên hay không?

 

Đối với vấn đề này, luật sư của ông Vũ đã khẳng định rằng: Việc lên núi của ông Vũ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hoạt động của công ty. Ông làm vậy để hướng công ty cà phê Trung Nguyên đến một tầm phát triển mới, có thể vươn ra toàn cầu. Ông Vũ là luôn là người nhận thức sâu sắc về triết lý kinh doanh và luôn mong muốn Trung Nguyên có những thay đổi mới tốt đẹp hơn và vượt thời đại.

Bản thân ông Vũ cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với công ty khi khẳng định sau khi phiên tòa ly hôn kết thúc rằng; Tập đoàn trung nguyên là của Qua và không ai có thể dành được. Mong muốn của ông chính là Trung Nguyên phát triển toàn cầu theo đúng kế hoạch chiến lược mà ông đã và sẽ đề ra.

Mặc dù ở trên núi trong 5 năm, nhưng ông Vũ vẫn tuyên bố với báo chí rằng, ông vẫn luôn là người điều hành công ty  từ xa và hiểu rất rõ mọi hoạt động của công ty từ lớn đến nhỏ.

Đó là lý do mà công ty vẫn hoạt động và phát triển vững mạnh trong những năm qua.

Chính vì lý do đó mà mọi người thấy ông gần như ở ẩn trong thời gian 5 năm trời và chỉ đến khi vụ lùm xùm ly hôn của ông và vợ đã trở nên gay gắt thì ông mới xuất hiện và trả lời báo chí.

Theo như lời của một số người đã tận mắt thấy cuộc sống của ông khi ở M’Drăk, nơi ông đã ngồi thiền, chính là một khu trang trại rộng đến 600ha. Con đường vào trang trại này khá lắt léo và khó đi. Và theo ông Vũ thì ông đã tìm thấy được con đường đi cho công ty Trung Nguyên trong tương lai và giữ được một tinh thần minh mẫn để suy nghĩ và sáng tạo.

vo-chong-ong-chu-ca-phe-trung-nguyen

Theo quan điểm của riêng tôi, Đặng Lê Nguyên Vũ chính là một người kinh doanh chân chính và là một người đàn ông dám nghĩ, dám làm.

Chỉ qua thái độ im lặng kéo dài của ông khi phiên tòa xử vụ ly hôn đang diễn ra, và chỉ đến lúc mọi việc đi quá giới hạn ông mới quyết định xuất hiện để giải thích trước báo giới và truyền thông. Điều này theo tôi chính là thể hiện tính cách của một người đàn ông coi trọng gia đình, con cái.

Một điều mà tôi rất khâm phục ở ông nữa chính là luôn có cái nhìn và suy nghĩ đi trước mọi người trong kinh doanh. Có thể cách thể hiện của ông không giống mọi người. Tuy nhiên, nếu như vậy thì đã không còn là Đặng Lê Nguyên Vũ nữa và cũng không có sự phát triển của một thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng của Việt Nam cho đến bây giờ.

Những cống hiến của ông cho xã hội và đất nước là rất lớn. Có thêm nhiều người như Đặng Lê Nguyên Vũ chính là có thêm nhiều cơ hội để cái tên Việt Nam được nhiều người trên thế giới biết đến và nhìn nhận.

Hãy hy vọng rằng, cuộc hôn nhân đổ vỡ giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo không làm chùn bước chân và suy nghĩ của ông trong việc phát triển và kinh doanh công ty cà phê Trung Nguyên trong thời gian tới.

Tôi luôn tâm đắc với suy nghĩ của ông: trà đạo của Nhật Bản đã rất thành công khi đưa triết lý sống vào đó, tại sao cà phê của Việt Nam thì lại không?

Mời bạn đọc NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO – BÀ HOÀNG TRÊN BẦU TRỜI VIỆT NAM để thán phục trước tài năng của người phụ nữ nhé!

Scroll to Top