khủng hoảng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế là gì và LÀM GÌ khi khủng hoảng kinh tế đến

Mọi người đều e sợ khủng hoảng kinh tế bởi nó tác động tiêu cực đến thu nhập của mỗi người. Khủng hoảng kinh tế là gì? Bạn nên làm gì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra? Hoclamgiau sẽ đưa ra những giải đáp ngay sau đây.

1. Khủng hoảng kinh tế là gì

Khủng hoảng kinh tế là cụm từ vô cùng quen thuộc nhưng thường gây ra nhầm lẫn. Nền kinh tế vận hành như một đồ thị hình sin cũng có lúc lên, lúc xuống. Vậy thì khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng như thế nào? Chúng ta nên làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế?

Theo Mác Lênin khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm, suy thoái hàng hóa và hoạt động kinh tế. Tình trạng suy giảm này ngày càng gia tăng và kéo dài. Nền kinh tế gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn cả giai đoạn suy thoái trong những chu kỳ kinh tế trước kia.

Tuy nhiên, hoclamgiau không nghĩ rằng chúng ta phải phức tạp hóa vấn đề như vậy phải không?

Các bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản khủng hoảng kinh tế tình huống mà tình hình kinh tế của một quốc gia xấu đi một cách đáng kể, trong một thời gian dài.

2. Khủng hoảng kinh tế có tác hại như thế nào

Khủng hoảng kinh tế có tác động vô cùng lớn đến kinh tế xã hội của quốc gia. Nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến sản xuất trì trệ, thất nghiệp gia tăng, nợ nần chồng chất, người dân bi quan. Mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế đều khiến bất bình đẳng xã hội gia tăng và thậm chí có thể dẫn đến bạo loạn xã hội.

Tâm lý tiêu dùng suy giảm

Chính điều này khiến giảm niềm tin của người tiêu dùng và kéo theo sự suy giảm sâu sắc hơn của nền kinh tế. Những lo ngại về khủng hoảng kinh tế giống như một loại Virus lây lan khi mọi người nhận ra thu nhập của họ không theo kịp lại tốc độ chi tiêu, lạm phát. Thật nan giải!

3. Tác động tâm lý của khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng

Một khi người tiêu dùng mất niềm tin vào nền kinh tế, họ sẽ ngừng chi tiêu nhiều như trước. Điều này góp phần làm chậm phát triển của nền kinh tế.

Bạn cũng đừng nghĩ rằng khủng hoảng kinh tế sẽ không đến gõ cửa ngôi nhà của bạn. Nếu như bạn nghĩ như vậy thì bạn đã nhầm. Khủng hoảng kinh tế tác động đến từng người và trong một khoảng thời gian dài. Chi tiêu của người này lại là nguồn thu nhập của người khác.

Mỗi khi có người chi tiêu ít lại sẽ có người thu nhập ít hơn. Dần dần, điều này sẽ tác động liên tiếp đến nền kinh tế. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, khi mọi người chỉ muốn giữ tiền, bạn sẽ rất khó để bán được hàng.

Để trang trải chi phí, bạn phải cắt bớt nhân công, giảm đầu tư cũng như các loại chi phí khác. Điều này lại ảnh hưởng liên tiếp đến thu nhập của các cơ sở kinh doanh khác. Những chuỗi cắt giảm chi tiêu như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. 

Kinh tế nước này ảnh hưởng đến kinh tế nước. Chi tiêu của nước này lại là thu nhập của nước khác. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tại một quốc gia, nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn vào quốc qua đang xảy ra khủng hoảng.

Như vậy, một hiệu ứng domino sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Ví dụ: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở Đông Nam Á bởi sự mất giá của đồng Bath Thái Lan. Các nhà đầu tư lo sợ sau đó rút tiền ồ ạt ra các khoản đầu tư như thị trường chứng khoán. Điều này khiến các loại tài sản mất giá trầm trọng, cán cân thâm hụt thương mại tăng cao. Khách du lịch bị hạn chế ngoại tệ mang về nước. Tại Indo và Malaysia, đồng tiền bị mất giá đã ảnh hưởng đến kinh tế của hai nước trong một khoảng thời gian dài.

Một ví dụ khác về nước Đức có nền kinh tế phụ thuộc vào việc xuất khẩu các thiết bị và máy móc. Nước Đức có lượng xuất khẩu lớn vào các quốc gia như Trung Quốc. 

Nếu Trung Quốc ít có nhu cầu về các mặt hàng hóa này do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung thì đều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của nước Đức.

Nếu như nền kinh tế Đức sụp đổ sẽ dẫn tới toàn bộ nền kinh tế châu Âu sụp đổ theo.

4. Nên làm gì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra

Khủng hoảng kinh tế là một điều tất yếu trong mọi nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ cũng như một năm có bốn mùa. Kinh tế cũng có lúc phát triển mạnh mẽ, cũng có lúc khủng hoảng kéo dài. 

Điều quan trọng là bạn phải nắm được mình đang ở vị trí nào khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Liệu bạn có thực sự chắc chắn giữ được công việc hiện tại? Nếu không giữ được bạn phải làm gì tiếp theo? 

Bạn cần có một sự chuẩn bị về mặt tâm lý và đừng để tình trạng nước đến chân mới nhảy. Đầu tiên, bạn phải rèn luyện cho mình khả năng quản lý tài chính cá nhân. Bạn nên có cho mình một khoản tiền tiết kiệm để đề phòng khi khủng hoảng xảy ra. 

Tiếp theo, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng mới để có thể tìm được công việc thay thế. Một ngành nghề mới mà bạn có thể học nhanh và dễ sống khi gặp khủng hoảng. Hãy chuẩn bị hành trang cho mình ngay từ bây giờ! Khủng hoảng kinh tế không thể dự đoán được và chỉ có sự chuẩn bị mới giúp bạn vượt qua những khó khăn trong thời khủng hoảng.

Chúng ta đã cùng nhau tìm ra đáp án cho câu hỏi khủng hoảng kinh tế là gì. Tạm gác lại những lo toan khi nền kinh tế suy giảm, hoclamgiau chúc bạn sẽ tự tin và vượt qua giai đoạn khó khăn này.

>> Nếu bạn đang sở hữu lượng tiền mặt lớn thì đây là thời điểm vàng để bạn đầu tư tài sản với giá tốt. Xem ngay bài viết Đầu tư gì mùa dịch năm 2020

Scroll to Top