March 27

[Bí kíp] Kinh doanh quà ăn vặt online kiếm CHỤC TRIỆU mỗi tháng

0  comments

Kinh doanh quà ăn vặt online đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Bởi vì, loại hình kinh doanh này vừa không tốn nhiều vốn vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Làm thế nào để bán quà ăn vặt online hiệu quả? Lập kế hoạch kinh doanh mặt hàng này như thế nào?

1. Điểm mạnh khi kinh doanh quà ăn vặt online

Kinh doanh quà ăn vặt online không yêu cầu nhiều vốn như các loại hình kinh doanh khách. Bạn không phải tốn chi phí về mặt bằng kinh doanh, chi phí đầu tư vào nội thất quán ăn, nhân sự sử dụng cũng rất ít. Điều này khá quan trọng với các bạn không có nhiều vốn và bắt đầu với việc khởi nghiệp với nhiều khó khăn.

chi phí mặt bằng

Thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nhu cầu mua sắm online đang tăng trưởng tốt qua các năm và đặc biệt khi các quán ăn truyền thống rơi vào cảnh kinh doanh khó khăn khi dịch bệnh covid 19 tàn phá nền kinh tế.

Nhu cầu mua sắm đồ ăn vặt của giới văn phòng, các bạn trẻ rất lớn. Thống kê cho thấy tâm lý gọi đồ ăn về trong mùa dịch lên đến 50%, thậm chí 100% so với ngày thường.

Kinh doanh online nói chung và kinh doanh đồ ăn vặt nói riêng đều có khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, rẻ hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống. Các hình thức marketing online xét về mặt chi phí đều rẻ hơn rất nhiều so với hình thức marketing truyền thống. Tuy nhiên, để tham gia và có được chỗ đứng trong việc kinh doanh quà ăn vặt online không phải là điều dễ dàng. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn những việc mà các bạn cần làm để có thể bắt đầu công việc kinh doanh.

>> Xem thêm bài viết Làm giàu từ bánh ngọt cực dễ dàng

2. Phân tích kế hoạch kinh doanh theo SWOT

Mô hình kinh doanh SWOT đã có từ khá lâu và nó được xem như là một kim chỉ nam để bạn có thể đưa ra một kế hoạch kinh doanh tốt. Mô hình SWOT cũng được giảng dạy trong chương trình quản trị kinh doanh của các trường đại học. Tuy nhiên, hoclamgiau sẽ đưa ra những ứng dụng thực tế của mô hình này thay vì tập trung vào lý thuyết khô khan.

2.1 Phân tích lợi thế cạnh tranh của bản thân

Ở phần này, bạn cần xác định rõ được thế mạnh mà bạn đang có khi bắt đầu việc kinh doanh quà ăn vặt. Vd: Bạn có khả năng nấu được những món quà ăn vặt rất ngon, độc đáo hoặc những món ăn theo xu hướng của giới trẻ. 

Sẽ có những bạn đặt câu hỏi rằng em hoàn toàn không có khả năng nấu đồ ăn tốt, không biết mình có thế mạnh gì? 

Nếu bạn không có thế mạnh gì thì bạn nên học hỏi để có kỹ năng trước khi khởi nghiệp. Thương trường cũng giống như chiến trường, bạn hoàn toàn không thể giành chiến thắng nếu như bạn hoàn toàn không có bất kỳ điểm mạnh gì.

Nếu bạn không biết nấu đồ ăn vặt nào cho hút khách thì bạn hãy học hỏi việc nấu nướng đầu tiên. Đừng tiếc chút tiền đầu tư cho việc học, bởi vì nó quyết định bạn sẽ kinh doanh tốt hay không trong tương lai.

luôn luôn học hỏi

Đôi khi lợi thế cạnh tranh không chỉ là biết cách nấu nướng những món thật ngon. Lợi thế cạnh tranh cũng có thể là bạn sở hữu những kênh marketing online tốt, bạn đã có kỹ năng marketing online từ trước đó, hoặc đơn giản bạn có được uy tín tương đối trong cộng đồng mạng.

Ở bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh, bạn cần hiểu rõ được bản thân đang có những ưu thế gì. Từ đó, bạn tập trung chiến lược kinh doanh theo thế mạnh của bản thân, tránh được việc sa đà vào những điều mà bạn không thực sự giỏi.

2.2 Những điểm yếu của bản thân

Bất kỳ ai cũng có điểm yếu khi mới bắt đầu kinh doanh và những điểm yếu cần được hiểu rõ để bạn có thể tìm cách khắc phục dần trong tương lai. Điểm yếu thường thấy của phần đông các bạn chưa bao giờ kinh doanh đồ ăn vặt online đó là kỹ năng marketing online, hệ thống kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, các bạn cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chụp ảnh sản phẩm, cách viết bài bán hàng sao cho thu hút và hiệu quả. 

phân tích điểm mạnh điểm yếu của bản thân

Bạn hãy liệt kê ra những điểm yếu của bản thân và tiến hành đề ra các chiến lược kinh doanh để cố gắng khắc phục các nhược điểm này.

Phần lớn các công việc về marketing online bạn đều có thể tự làm được nếu như bạn chăm chỉ học tập và rèn luyện.

Bạn nên đề ra những mốc thời gian cụ thể để khắc phục những điểm yếu của bản thân.

2.3 Những cơ hội kinh doanh trong tình hình kinh tế biến động

Mọi thứ trong kinh doanh luôn luôn thay đổi và nắm bắt được những cơ hội mới trong kinh doanh sẽ khiến bạn tiến xa trên con đường kinh doanh. Năm 2020 đánh dấu sự bùng nổ của kinh doanh trực tuyến bởi dịch bệnh covid-19 bắt buộc mọi người phải mua sắm online. Đây là thời cơ vừa là thách thức của bạn bởi vì hành vi mua sắm của khách hàng đang thay đổi. 

Bạn sẽ có lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn và nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. 

Còn có những cơ hội kinh doanh khác nữa mà bạn sẽ tìm thấy nếu như bạn dành thời gian tìm hiểu và suy nghĩ nhiều hơn.

Hãy cố gắng tìm hiểu nhiều tin tức về lĩnh vực mà bạn đang có dự định kinh doanh trên các blog, trang ,mạng xã hội. Sau đó, bạn hãy suy nghĩ xem có cơ hội kinh doanh mới nào cho ngành nghề của mình hay không? Mình có thể làm gì để nắm bắt lấy những cơ hội này?

Sau đó, bạn hãy lập một kế hoạch cụ thể với từng mốc thời gian để nắm bắt những cơ hội kinh doanh mà bạn vừa tìm ra.

2.4 Liệt kê những thách thức mà bạn sẽ gặp khi khởi nghiệp

Khởi nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Hiểu rõ được những thách thức mà bạn sắp gặp phải sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tích cực trước khi kinh doanh. VD: Một trong những thách thức thường thấy trong kinh doanh đồ ăn vặt đó là nguồn vốn ít. Để khắc phục tình trạng vốn ít, bạn có thể giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết, huy động thêm vốn.

Bạn cũng có thể kiếm thêm tiền từ công việc làm thêm của mình để bổ sung dần nguồn vốn cho công việc kinh doanh. Vấn đề về vốn luôn là nỗi trăn trở khi bắt đầu kinh doanh. 

>> Xem thêm bài viết 7 Lời Khuyên Không Thể Bỏ Qua Khi Học Kinh Doanh để nhận được những lời khuyên hữu ích trước khi khởi nghiệp.

3. Lên kế hoạch quảng cáo

Đến đây có lẽ các bạn đã có cho mình một bức tranh tương đối về những việc mà bạn cần làm sắp đến. Bước tiếp theo, bạn sẽ thực hiện lên một kế hoạch marketing online. 

Xác định rõ những kênh quảng cáo online nào mà bạn sẽ sử dụng

Bạn sẽ chi tiền để chạy các chiến dịch quảng cáo hay tự quảng cáo miễn phí thông qua mạng xã hội?

Nếu bạn chi tiền thì ngân sách bạn sẽ chi là bao nhiêu và chiến dịch kéo dài trong bao lâu?

Nếu bạn thực hiện tự quảng cáo trên mạng xã hội thì bạn đã có đủ kiến thức hay chưa? Bạn sẽ dự tính xây dựng kênh bán hàng của mình trong thời gian bao lâu?

Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi này và từ đó bạn sẽ thấy mình cần phải làm những gì để việc quảng cáo được hiệu quả.

Lời khuyên dành cho những bạn không có nhiều vốn kinh doanh đó là bạn hãy cố gắng tự làm mọi việc sẽ tiết kiệm được chi phí và học hỏi được rất nhiều điều. Đừng vội cho rằng chỉ cần chạy quảng cáo thì bạn sẽ kiếm lời được nhiều. Bởi vì bạn hoàn toàn chưa xây dựng được uy tín trong kinh doanh nên công việc quảng cáo thời gian đầu chủ yếu để xây dựng hình ảnh trong lòng khách hàng. 

Thời gian đầu kinh doanh do thiếu kinh nghiệm nên phần lớn mọi người đều không thu hoạch được gì nhiều. Đừng vội lo lắng về điều đó, cứ thử nhẹ và sai để rồi dần dần thành công sẽ đến với bạn.

4. Tính toán mức chi phí duy trì và phát triển công việc kinh doanh

Phần lớn những người khởi nghiệp trẻ đều làm sai bước này và dẫn đến việc ngừng kinh doanh ít lâu sau đó. Các chi phí dành cho việc làm ra sản phẩm, việc quảng cáo cần được cân đo đong đếm một cách cụ thể. Chi phí chủ yếu được chia thành chi phí cố định và chi phí đầu tư cho công việc kinh doanh.

Chi phí cố định là khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra đều đặn mỗi tháng cho việc kinh doanh này. VD: bạn lập một website và bạn cần chi phí để duy trì tên miền, hosting mỗi tháng. Loại chi phí này được gọi là chi phí cố định.

Đối với các bạn từ bỏ công việc làm thuê và chọn hướng kinh doanh quà ăn vặt online, chi phí cố định còn bao gồm cả phần sinh hoạt phí mỗi tháng của bạn. 

Với khoản chi phí cố định, bạn chuẩn bị từ 3 đến 6 tháng tổng chi phí này. Bởi vì điều này giúp bạn tránh được rủi ro cạn tiền mặt. Ngoài ra, chi phí đầu tư để phát triển công việc kinh doanh như chi phí quảng cáo, chi phí làm website cũng cần được tính toán đầy đủ.

Trong trường hợp bạn không đủ ngân sách để đảm bảo tất cả các khoản chi phí, bạn hãy sửa lại những phần trong bản kế hoạch quảng cáo. Thay vì chạy quảng cáo với nhiều chi phí, bạn có thể giảm mức chi phí này xuống. Hoặc bạn có thể quảng cáo free trên mạng xã hội hoặc làm tự làm video youtube. Tất cả những hình thức quảng cáo này, bạn hoàn toàn có thể tự làm và tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, bạn sẽ phải bỏ ra nhiều công sức và vất vả hơn đôi chút.

5. Kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ

Những người kinh doanh lâu năm đều biết đến bí mật tuyệt vời này: “ 80% khách hàng mang đến cho bạn 20% doanh thu và 20% khách hàng còn lại sẽ mang đến cho bạn 80% doanh thu” Đây là quy tắc 80/20 trong lĩnh vực kinh doanh và khách hàng cũ chính là những người sẽ mang đến cho bạn 80% doanh thu trong tương lai chứ không phải khách hàng mới. Vì vậy, việc lên một bản kế hoạch chăm sóc các khách hàng cũ ngay từ ban đầu không bao giờ là việc làm dư thừa.

Bạn hãy lên một kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ bao gồm việc chạy quảng cáo retarget lại khách hàng cũ, nhắn tin và tương tác với họ theo từng tháng, quý, năm.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách để kinh doanh quà ăn vặt online thật hiệu quả. Đừng quên theo dõi hoclamgiau trong những bài viết tiếp theo trong để có thêm nhiều kiến thức chinh phục mơ ước làm giàu.


Tags


You may also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Get in touch

Name*
Email*
Message
0 of 350