làm giàu theo lời phật dạy

Làm giàu theo lời phật dạy thuận theo LUẬT NHÂN QUẢ

Làm giàu không có tội mà chỉ có tôi khi làm giàu bất chính, gây khổ đau cho mình cho người, cho mọi chúng sinh. Làm giàu chân chính vẫn là điều mà đức Phật khuyến khích và tán thán chúng ta. Làm giàu theo lời Phật dạy có ý nghĩa tạo dựng hoan hỷ cho mọi người từ gia đình đến xã hội, đó là cách làm giàu mang tính nhân đức của người con Phật. Vậy làm sao để vừa làm giàu, vừa giữ được phước đức sau này? Tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Chọn nghề mà làm giàu theo điều Đức Phật dạy

Trong kinh A Hàm và Nikaya đức Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không nên hành 6 nghề ác, vì 6 nghề này không phù hợp với tâm từ bi của Đạo Phật.

Không làm nghề săn bắn: Nghề săn bắn là một nghề cực ác, giết hại biết bao nhiêu loài cầm thú rừng: nai, hươu, khỉ, chồn, heo, gà rừng và các loại chim chóc khác,…

nghề chài lưới

Không làm nghề chài lưới: Nghề chài lưới cũng là một nghề rất độc ác, chuyên bắt tôm cá, giết hại loài thủy tộc. Làm và sử dụng các loại như: đặt rọ, lờ, chài, lưới, vó, câu,…

Không làm nghề buôn bán thịt sống: Nếu bạn là một cư sĩ nhà Phật thì nghề buôn bán thịt sống là nghề sát sanh trâu, bò, heo, ngựa, chó, gà, vịt,… người làm nghề này, gọi là đồ tể giết gia súc bán từng ký lô cho người khác mua về làm thực phẩm. Nghề này rất độc ác, giết hại chúng sanh không chút lòng thương xót.

Không làm nghề sản xuất và buôn bán rượu, vì sản xuất và buôn bán rượu, vì sản xuất và buôn bán rượu khiến người ra nghiện ngập say sưa, không còn trí thông minh, người say sưa có thể la xóm, mắng làng, chửi vợ mắng con, bất kể cha, mẹ, anh, chị, em ruột thịt, không biết dơ sạch, nằm ngoài đường, ngủ bụi, ngủ bờ, nằm sương nằm nắng, làm mất thể diện con người, thân thể dể sanh bệnh tật, tạo cảnh khổ đau gia đình và xã hội.

Không làm nghề buôn bán người: Nghề buôn bán người là nghề mãi nô (bán nô lệ). Nghề buôn hương bán phấn (nghề mại dâm) cũng là nghề buôn bán người. Các nghề này rất độc ác, dùng thế lực, tiền bạc, vật chất bắt rps những cô thân thất thế đang cảnh nghèo đói bán thân làm nô lệ, làm gái mại dâm, khiến cho gia đình đau khổ và tan nát. Nghề mại dâm là một nghề đồi bại làm mất nhân phẩm của con người, khiến con người không còn đạo đức và còn tệ hơn loài thú vật, cho nên kẻ làm nghề bán trôn nuôi miệng là kẻ làm xấu xa thân phận làm người.

Những người hành nghề nghiệp này để nuôi thân mạng, cha mẹ, gia đình và làm giàu trên sự đau khổ của muôn người muôn vật. Họ là những người vô minh không thấy luật nhân quả đang chi phối, đang diễn biến từng phút giây trong mỗi con người. Luật nhân quả sẽ không tha thứ một ai, nếu ai đã làm điều ác phải hứng chịu hậu quả khổ đau.

Nếu bạn là đệ tử của đức Phật, những hàng cư sĩ phải lưu ý không làm 5 nghề nghiệp ác độc này, luôn luôn phải vâng theo lời dạy của đức Phật thì mới tìm được chốn hạnh phúc, an vui cho cá nhân và cả gia đình mình.

2. Phải biết tiết kiệm

Làm giàu theo lời Phật dạy phải biết tiết kiệm, có người khi có tiền thì sử dụng một cách hoang phí vào các cuộc chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội như ma túy, sắc gái,… học do lòng ham muốn có được nhiều tiền nhưng không phải đổ mồ hôi qua một canh bạc thì từ chỗ là người đầy tớ trung thành, đồng tiền trở thành con rắn độc quay lại cắn ta, biến ta thành kẻ trắng tay lúc nào không hay. Bởi vậy, muốn được giàu có ta phải siêng năng làm lụng và tiết kiệm, sử dụng khéo léo, khôn ngoan đồng tiền để nó trở thành công cụ tiếp tục kiếm ta tiền mà không rơi vào sai lầm mà con người thường hay mắc phải là tay phải làm ra tiền tay trái vãi đi.

nhung-cach-kiem-tien-don-gian-nhat

Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, nếu không biết tiết kiệm, bạn sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chính, đặc biệt những lúc ốm đau bệnh tật. Nếu không có sự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn rơi vào nợ nần chồng chất. Có một đoạn kinh ngắn về lời dạy của đức Phật bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho anh nông dân về cách sử dụng đồng tiền mình kiếm được, cụ thể:

Nên chia số tiền mình khó khăn có được thành bốn phần, phần đầu dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần tiếp dùng để đầu tư sinh lời, phần còn lại hoặc dùng tiết kiệm hoặc giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích lũy một phần tư số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống thuận lợi.

Những đồng tiền bạn kiếm được thật không dễ dàng phải không nào, đừng phung phí, chi tiêu tiện tặng, hợp lý, mua những thứ cần thiết, chi những việc cần chi, đừng sống xa hoa, mơ mộng, nghĩ về cha mẹ nhiều hơn, dùng tiền mình kiếm được mua cho cha mẹ những món quà dù nhỏ, cha mẹ cũng rất vui, tin tôi đi.

>> Có lẽ bạn muốn xem thêm Cách tiết kiệm tiền chất như nước cất

3. Giữ chữ tín

lời phật dạy

Xưa nay nhiều người nhờ chữ “tín”, nhờ đạo đức trong kinh doanh phát đạt, đem lại đời sống tốt đẹp không những cho bản thân và gia đình mình mà còn góp phần công sức thúc đẩy xã hội phát triển.

Bên cạnh đó, không ít người làm tiền nhiều của do làm ăn phi pháp, buôn gian bán lận, lừa gạt người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau: hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng,… mà hệ quả là kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội trong đó có sự băng hoại về đạo đức.

Thực tế cho thấy sự “thất tín” chưa bao giờ bền vững với thời gian. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác. Do đó, người Phật tử sau khi chọn được nghề nghiệp phù hợp còn phải luôn tâm niệm dấn thân làm giàu bằng con đường chân chính để tạo nghiệp thiện, mọi tài sản có được phải trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ. Có như vậy bản thân chúng ta, người thân của chúng ta mới an lạc và tài sản có được mới bền lâu.

Khi bạn hứa hẹn giúp đỡ ai đó một điều gì, họ sẽ hy vọng, trông chờ ân nhân của mình như một vị cứu tinh. Bao nhiêu niềm tin họ mong đợi, khắc khoải nhưng nếu bạn thất hứa, nút lời khiến họ phải chờ đợi rồi thất vọng, buồn bã, đau khổ. Con người sống ở đời có nghĩa tình với nhau thường không bao giờ thất hứa với ai dù chỉ là việc nhỏ. Sự hứa hẹn là điều tự nguyện không ai bắt buộc, vì thế mỗi người hãy nên tập thói quen giữ đúng lời hứa. Không ai bắt buộc bạn hứa hẹn hay giúp đỡ nhưng nếu đã hứa thì phải cố gắng giúp đỡ. Như vậy bạn mới có thể tạo phước đức và con đường làm giàu chân chính của bạn mới trải hoa hồng để bạn bước qua.

4. Học hỏi không ngừng để có trí tuệ sáng tạo

Vai trò của trí tuệ, tư duy trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và trong việc làm ăn kinh doanh làm giàu nói chung của mỗi con người nói riêng là vô cùng quan trọng. Do đó, để làm giàu, người Phật tử không chỉ cần có sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện về ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã lựa chọn mà còn phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để có trí tuệ ưu việt với cái nhìn bao quát xa rộng, dự đoán các khả năng xấu có thể xảy ra mà kịp thời xử lý, ứng phó, làm hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ tài sản an toàn tương đối trước các rủi ro vốn có trong chiến trường kinh tế.

Vậy làm giàu theo lời phật dạy bằng cách học hỏi không ngừng bằng cách nào? Khi bạn bước chân vào thế giới kinh doanh, nếu có thể hãy bắt đầu bằng một ý tưởng độc đáo của riêng bạn, tốt nhất là với những sản phẩm mới chưa có trên thị trường. Có nhiều bạn thắc mắc cho rằng làm như vậy quá rủi ro khi mà bạn phải bắt đầu mọi thứ từ con số 0, trong khi đó bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một sản phẩm đã có trên thị trường. Nhưng sự thật thì, kinh doanh là trò chơi của sự sáng tạo và ai là người sáng tạo giỏi người đó sẽ chiến thắng.

Vậy làm sao để sáng tạo trong kinh doanh? Đơn giản thôi, bạn hãy quan sát thị trường, đánh giá nhu cầu của thị trường, xã hội. Bởi một sản phẩm tốt là sản phẩm giúp giải quyết tốt nhất những nhu cầu của xã hội. Từ việc quan sát và đánh giá thị trường đó biết đâu bạn sẽ tìm ra ý tưởng cho sản phẩm của mình đấy. Thêm vào đó, bạn có thể đọc thêm sách về dạy kinh doanh để nâng cao kiến thức cho bản thân

15 cuốn sách kinh doanh hay nhất có SỨC MẠNH thay đổi đời bạn

5. Chăm chỉ

chăm chỉ

Có được một nghề nghiệp phù hợp mà luôn tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nay làm chỗ này mai lại chạy chỗ khác hoặc có ước mơ làm giàu nhưng không kiên trì bất chấp khó khăn mà nóng vội muốn làm giàu mau chóng sẽ phạm sai lầm là “đốt cháy giai đoạn” dẫn đến công việc đổ bể hoặc thậm chí “mất cả chì lẫn chài”

Như vậy, chỉ uổng phí thời gian và công sức mà cuối cùng không thoát ra được vòng luẩn quẩn. Vì vậy, người con Phật cần phải có sự siêng năng, kiên trì trên cơ sở mục tiêu hoạch định lâu dài, gặp khó khăn thì kiên trì tháo gỡ từng gút mắc để sao cho việc làm giàu xuất phát từ gốc rễ và cơ nghiệp của chúng ta có thể vững chãi trước mọi mối nguy nan.

 Bí quyết làm giàu cơ bản là làm việc đổ mồ hôi. Chưa hẳn chăm chỉ sẽ thành công nhưng lười biếng chắc chắn sẽ thất bại

Bạn nhìn nhận lại mình có đủ chăm chỉ chưa? Hay dễ nản lòng, bỏ cuộc? hãy luôn luôn ghi nhớ lời Phật dạy, chăm chỉ, siêng năng mới là bệ phóng dẫn đến sự thành công!

Quay về với thực trạng xã hội 1 chút nhé! Mặc dù các phương tiện truyền thông sẽ có thể khiến bạn tin điều ngược lại, nhưng làm việc chăm chỉ là yếu tố quan trọng hơn tài năng. Khi bạn lần đầu gặp gỡ hoặc nghe về một người thành công, thật dễ dàng để tin rằng họ phải được sinh ra trong điều kiện tuyệt vời nhất.

Trong thực tế, có rất nhiều người nổi tiếng đi lên bằng sự chăm chỉ. Cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michal Jordan đã từng bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường trung học, nhưng anh đã chăm chỉ luyện tập và trở thành một trong những vận động viên thể thao vĩ đại nhất mọi thời đại. MC nổi tiếng Opral Winfrey đã từng bị nhận xét rằng cô “không phù hợp với truyền hình”. Họ đã chứng minh rằng, không có những người thành công nào tìm thấy thành công và sự công nhận ngay lập tức. Đó là thành quả của sự kiên trì và làm việc chăm chỉ.

6. Bố thí, cúng dường và thực hiện điều mình phát tâm

Người giàu làm ăn chân chính bằng đôi tay và khối óc, được Đức Phật khen ngợi, khuyến khích. Chẳng những thế, kế hoạch tồn tại lâu dài cho việc sung túc vật chất, tiền của, được Đức Phật dạy rất kỹ.

bố thí cúng dường

Làm giàu theo lời Phật dạy, một trong những nguyên nhân thành đạt trong kinh doanh là phát tâm cúng dường, bố thí và thực hiện đúng điều mình phát tâm.

Một ví dụ được trích trong Tăng Chi Bộ – Đại tạng kinh:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:

 

Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?

 

 Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.

 

Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.

 

Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.

Như vậy làm giàu không chỉ mục đích kiếm sống mà còn phải biết tích lũy phước báu qua việc làm, trong đó có bố thí, cúng dường và thực hiện điều mình phát tâm. Bằng cớ không thiếu người thành đạt trong kinh doanh, nhưng không lâu bền, do tâm bất chánh hiện tại hoặc phước quá khứ không đủ. Làm giàu không chỉ do kinh nghiệm, do linh hoạt, do nhìn xa trông rộng mà còn một yếu tố quan trọng là tâm đức, là phước báu.

Thông thường mọi người đều tự an ủi “Mưu sự tại người, thành sự tại trời”. Với nhà Phật, ông Trời không can dự vào việc thành bại nên hư của con người mà do chính con người chủ động, là tác nhân mọi sự. Vì thế Nguyễn Du từng bảo: “Xưa nay nhận định thắng Thiên cũng nhiều.”

Việc khủng hoảng kinh tế trong một giai đoạn là điều tất yếu, thuộc công nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những biệt nghiệp vượt qua khủng hoảng. Ví dụ, nhiều năm qua bất động bị đóng băng, nhiều doanh nhân tán gia bại sản, thế mà vẫn có người suôn sẻ qua việc mua giới bán buôn. Điều này không thể lý giải theo luận cứ thông thường nếu không tin vào nhân quả.

Việc cúng dường quan trọng hơn bố thí. Bố thí 100 người thường không bằng cúng dường cho một vị giới đức tinh nghiêm. Cúng 100 vị giới đức tinh nghiêm không bằng cúng cho một bậc A La Hán,… Ngoài việc cúng dường bố thí, chuyên tâm giữ giới và làm ăn lương thiện cũng là yếu tố không thể thiếu để đưa đến thành đạt và sự giàu có.

6. Dù nghèo vẫn cố gắng giúp đỡ chia sẻ với những người xung quanh

Đây là một trong những cách quan trọng mà bạn cần phát huy nếu muốn làm giàu theo lời phật dạy. Thời xưa đã có người từng hỏi Phật. “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.

Những lời dạy làm giàu của Phật

Người nghèo làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc. Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với những khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống mới dần tốt lên được.

Mỗi ngày, có quá nhiều người và thú vật phải chịu đau khổ. Có nhiều cách để giúp đỡ họ, nhưng điều này còn tùy thuộc vào việc nhận thức hoàn cảnh của họ và hiểu biết về cách tốt nhất để giúp đỡ học, nếu chỉ có lòng bi mẫn và sự thiện xảo thì chưa đủ, mà chúng ta còn phải bỏ ra thì giờ, có kỷ luật tự giác, lòng kiên nhẫn, kiên trì, định tâm và trí tuệ. Giúp đỡ người khác không chỉ tạo lợi lạc cho người gặp khó khăn, mà còn giúp ta thoát khỏi sự cô đơn và mang lại ý nghĩa cho mình.

Cho dù bạn giàu có đến đâu, nếu chẳng thể mở lòng bao dung để giúp đỡ những người xung quanh thì tiền tài vật chất rồi sẽ tan nhanh như làn khói, giúp đỡ ở đây không có nghĩa quá xa vời mà đơn giản bạn quan tâm tới những người khốn khó hơn mình, cho người đói 1 bữa cơm, người khát 1 cốc nước, người lạnh 1 chiếc áo ấm, xuất phát từ cái tâm của bạn, đó là bạn đã làm giàu tâm hồn mình như lời phật dạy.

Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có câu:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

 Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi?”

Khi người khác gặp hoạn nạn, bạn đừng bỏ rơi họ. Bởi lúc bạn đưa tay cho người khác nắm chính là đã mở cho mình lối thoát hiểm khi bạn gặp những chuyện không may. Hãy chân thành giúp đỡ khi việc đó hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Do đó, để làm giàu về đời sống vật chất, trước tiên bạn phải làm giàu tâm hồn, yêu thương, giúp đỡ người khác như vậy vinh hoa phú quý sẽ tự gõ cửa tìm đến bạn.

7. Lời Dạy Của Đức Phật Về Của Cải Vật Chất

Nghèo khó khiến chúng sanh khổ đau

Vì nghèo, họ phải sợ mang nợ.

Hoàn cảnh này khiến đời sống họ tụt hậu

Tăng Chi Bộ Kinh

Quan điểm của Đức Phật về sự phát đạt, sung túc được coi là một trong những khía cạnh thường bị hiểu nhầm nhất trong giáo lý của Ngài. Có rất nhiều người tuyên bố thẳng hay ám chỉ rằng Đức Phật không khuyến khích người cư sĩ thăng tiến và trở nên giàu có. Quan niệm sai lầm này khiến chúng ta thường nghĩ rằng khi thành quả được sung túc hay thành đạt là đi ngược với lời dạy của Đức Phật. Tuy nhiên, chúng ta hãy xem xét Đức Phật thật sự quan niệm như thế nào về sự giàu có, sung túc của người cư sĩ.

7.1 Tự do thành đạt

Trước hết, Đức Phật chẳng bao giờ áp đặt bất cứ sự hạn chế nào trên các nỗ lực để thành công của người cư sĩ, trái lại Đức Phật còn khuyến khích họ cố gắng đạt thành công. Dẫu trong kinh doanh, nuôi gia súc, làm thủ công, làm công chức hay bất cứ ngành nghề, công nghiệp nào. Người cư sĩ cũng phải cố gắng để thăng tiến trong lĩnh vực ngành nghề của mình. Nhất là quyết tâm để đạt được thành công, đó là điều tiên quyết, quan trọng trong cuộc đời của bất cứ ai và thái độ “tôi có công việc làm để kiếm sống là đủ rồi”, không có mặt trong giáo lý của Đức Phật.

Đức Phật cũng không giới hạn tài sản mà người cư sĩ có thể sở hữu và chẳng bao giờ khuyên cư sĩ tại gia giàu có của Ngài phải dừng lại hay giảm thiểu tài sản của họ. Trái lại, Đức Phật đã dứt khoát khuyên họ phải có kế hoạch, phải biết tổ chức và phải nỗ lực để thành công hơn nữa.

Như vậy có thể thấy rằng Đức Phật không đặt ra một chế định nào đối với tài sản cá nhân của người cư sĩ. Sử dụng thuật ngữ “tài sản lớn”, Đức Phật muốn nói đến số lượng mà ta có thể hướng tới để đạt được – nói các khác, càng nhiều của cải, tài sản càng tốt.

7.2 Sự thành đạt và có mục đích

Đây là yếu tố cầu có nếu muốn làm giàu theo lời Phật dạy. Thứ nhất, chúng ta phải tuân theo một số nguyên tắc để nỗ lực làm giàu. Thứ hai, ta phải sử dụng tài sản một cách đúng đắn. Nếu hai điều kiện trên không được thỏa mãn, thì “tài sản lớn” đó sẽ không bao giờ được Đức Phật chấp nhận. như thế “sự tự do vô hạn” để được giàu có, phát đạt, ám chỉ số lượng tài sản chứ không phải phương tiện sử dụng để đạt được nó.

Một số vị thầy cho rằng việc tôn trọng các giá trị đạo đức là không cần thiết. Họ khuyên người khác, kể cả vị vua đầy quyền lực Ajatasattu, hãy thâu gom tài sản, bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết, mà không cần phải quan tâm đến những tác hại mà các phương tiện ấy có thể mang đến cho người khác. Kassapa, một vị thầy nổi tiếng trong thời Đức Phật, không thấy gì sai đối với việc trộm cắp hay lẻn vào nhà lấy của người khác. Một số các vị thầy thực dụng khác như là Ajita và Kaccayana cũng có những quan niệm tương tự, họ không kể đến đạo đức gì trong việc làm giàu. Truyền thống Carvaka, một trường phái tư tưởng Ấn Độ nổi tiếng trong thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, đã tóm tắt mọi thứ như thế này: Cách dễ nhất để làm giàu là “suốt đời đi vay mượn, tận hưởng của cải đó mà không cần phải lo đến việc trả lại”.

 Bên cạnh những quan điểm đầy thực dụng tai hại này, chúng ta có thể phân tích để thấy con đường đi đến sự phát đạt, giàu sang của Đức Phật đầy danh dự và hữu ích hơn nhiều. 

7.3 Hút mật mà không làm hại đến hoa

 Đức Phật đã giới thiệu cho người cư sĩ một hệ thống đạo đức trong quá trình tích lũy tài sản. Dĩ nhiên, các giới luật của Đức Phật nói chung –như kêu gọi lòng từ bi đối với kẻ khác- đều được áp dụng trong bất cứ lĩnh vực nào, nhưng Đức Phật cũng đặt ra những điều cụ thể, liên quan đến vấn đề kinh doanh.

 Trước hết, người tham gia vào việc làm ra của cải không được gian dối hay làm hại khách hàng hay bất cứ người nào khác có liên quan. Người đó làm ‘tăng trưởng tài sản dần dần chứ không chèn ép người khác, cũng như các chú ong hút mật mà không làm hại

 Nói chung, các vị doanh nhân, những người muốn tạo ra của cải, muốn thăng tiến được nhắc nhở phải chánh niệm về đạo đức của họ. Các vị doanh nhân, trong vai trò lãnh đạo, phải làm hài lòng khách hàng của mình, đồng thời phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Nếu họ tuân theo những điều này, ít nhất họ cũng phần nào xứng đáng để được phát đạt hơn. Một điều kiện khác nữa để được phát đạt là việc sử dụng tài sản một cách đúng đắn.

7.4 Tài sản giống như mưa nuôi dưỡng cuộc sống

Đức Phật nhấn mạnh rằng tài sản mà người ta có được bằng những phương tiện chân chính, cần được sử dụng để mang lại lợi ích cho người và cho bản thân:

– Người cư sĩ đã tích lũy được tài sản lớn bằng nỗ lực, khả năng, tinh tấn và quan tâm đến việc sử dụng đúng đắn tài sản đó để thỏa mãn nhu cầu bản thân và tự tại trong lòng.

– Người cư sĩ phải dùng tài sản của mình để giúp đỡ bạn bè và đồng sự.

– Vị ấy cần sử dụng của cải của mình để cúng dường cho các vị tỳ kheo và bà-la-môn, những người đã dốc cả cuộc đời cho mục đích thanh tịnh bản thân và đạt được Giác Ngộ.

Như vậy, để làm giàu theo lời Phật dạy chúng ta cần biết rằng tài sản là nguồn hạnh phúc của mỗi người. Tuy nhiên, để đạt được hạnh phúc đó, bạn phải làm ra của cải, tài sản bằng phương tiện chân chính và sử dụng nó một cách hữu hiệu nhất. Tiền bạc hay tài sản không phải chỉ để tích trữ hay sử dụng để thỏa mãn dục lạc cho riêng bản thân, chúng cần được sử dụng để mang lại hạnh phúc và thỏa mãn cho bản thân cũng như tha nhân. Theo quan niệm của Đức Phật, của cải, tài sản là phần thưởng cho những ai biết tuân theo đạo đức đã được Đức Phật đề ra.

Scroll to Top