April 18

Làm giàu với chuẩn mực văn hóa làm việc 996 ?

0  comments

Mới đây, tỷ phú Jack Ma đã đưa ra một số nhận định về văn hóa làm việc 996 tại Trung Quốc và nhận nhiều chỉ trích.

Những quan điểm của giới doanh nghiệp Trung Quốc

Vào tuần trước, chủ tịch tập đoàn Alibaba Jack Ma đưa ra ý kiến “ Còn trẻ mà không làm theo lịch 996 thì bao giờ mới làm?

Các bạn nghĩ không phải làm việc vất vả mới là cái đáng khoe à? Nếu không đầu tư thời gian, năng lượng nhiều hơn người khác, làm sao có thể đạt được thành công”.

Jack Ma chủ tịch tập đoàn Alibaba

Ý kiến này cũng trái ngược hoàn toàn với tuyên bố trước đó đăng trên trang cá nhân, cho rằng bất cứ ai ép buộc người lao động làm việc ngoài giờ đều là vô nhân đạo. Người lao động cũng không hài lòng với ý kiến thay đổi này và áp lực từ phía dư luận lại rất lớn.

Ít lâu sau, Jack Ma phải lên tiếng đính chính lại tuyên bố trước đó “996 đích thực là dành thời gian để học hỏi, suy nghĩ và phát triển bản thân. Những người làm theo lịch đó là đã tìm được đam mê của mình, và có nhiều thứ khiến họ hạnh phúc hơn là tiền bạc”.

Muốn tham gia vào tập đoàn Alibaba, bạn phải có khả năng chịu được áp lực làm việc trong 12 tiếng một ngày. Tỷ phú Jack Ma nói “làm việc theo văn hóa 996 là một niềm hạnh phúc lớn. Nếu bạn muốn tham gia Alibaba, bạn cần chuẩn bị làm việc 12 giờ mỗi ngày, nếu không thì tại sao lại phải tham gia”.

Không chỉ Jack Ma cho rằng 996 là cần thiết, ông Zhu Ning giám đốc của công ty Yousan cũng tiếng ủng hộ và bắt buộc nhân viên của mình tuân theo văn hóa làm việc 996. Ông cho hay “Nếu bạn cảm thấy không có áp lực làm việc tại một công ty, bạn lên rời đi vì chủ nhân của bạn sắp phá sản. Nếu bạn cảm thấy không có áp lực tại bộ phận của mình, bạn nên yêu cầu chuyển công việc của bạn vì nó sắp đóng cửa”.

Ông chỉ đạo cho bộ phận nhân sự thông báo cho nhân viên mới khi vào làm việc tại công ty của ông “ sẽ phải chịu áp lực rất lớn, nhiều người đã coi làm việc trong một thời gian dài là một thói quen và không thể phân biệt được giữa cuộc sống cũng như công việc”.
Có vẻ như tình hình ảm đạm của kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến những quan điểm của giới chủ doanh nghiệp. Trong bức thư đầu năm gửi đến nhân viên, giám đốc điều hành của Baidu viết “ Chỉ khi trời trở lạnh, chúng ta mới thấy được phẩm chất của cây thông và cây bách”.

Theo chuyên gia, đa phần các doanh nghiệp tại Trung Quốc vẫn xem làm việc kéo dài là điều kiện tiên quyết để dẫn đến thành công và tìm cách cắt xén lợi ích của nhân viên. “ Giờ làm việc lâu dài và thu hẹp lợi ích tại một số công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc có thể là một sự phản ánh của môi trường kinh tế khiến nhiều người e ngại hiện tại. Tất cả các công ty Trung Quốc không cần thiết phải học hỏi văn hóa làm việc cực kỳ căng thẳng của Huawei. Huawei thành công nhưng nó không phải là cách làm duy nhất để được thành công trên thế giới” ông nói thêm.

996.ICU

Ngành công nghệ Trung Quốc đang trong tình trạng đáng báo động bởi tỉ lệ nhân viên bị đột quỵ do làm việc quá sức trong thời gian dài rất cao. Mới đây, một trang web có tên gọi 996.ICU ra đời như là một lời mỉa mai đối với chế độ làm việc 996 tại Trung Quốc “làm việc theo kiểu 996 sẽ nhanh chóng đưa bản thân đến ICU ( một đơn vị hồi sức cấp cứu chuyên sâu tại Trung Quốc)”. Cây chỉ mới ra mắt được hơn một tuần, website này đã có ảnh hưởng rất lớn trong cộng đồng mạng và nhận được đến 225.452 like từ phía đọc giả.
“ Một điều vô lý, thậm chí nó còn không đề cập đến việc công ty có trả công làm thêm giờ cho nhân viên như văn hóa 996. Tôi hi vọng mọi người có thể tuân thủ luật pháp hơn, và không có ngoại lệ” một nhân viên đã chia sẻ trên trang Weibo.

Một đọc giả khác lại bình luận “các ông chủ làm theo văn hóa 996 vì họ đang làm việc cho chính mình và sự giàu có của họ đang tăng lên. Chúng tôi làm việc cho văn hóa 996 vì chúng tôi bị khai thác mà không được trả thêm tiền ngoài giờ”

Tuy nhiên, giờ làm việc nhiều không đồng nghĩa với năng suất tăng theo. Ở nhiều nơi, giới công sở tìm cách câu giờ trong quá trình làm việc như dành ra thời gian lướt web, buôn chuyện khi sếp vắng mặt. Họ chỉ cố làm cho đủ giờ rồi ra về mà không quan tâm đến chất lượng công việc.

Bài học đắt giá từ lịch sử – Phong trào công nhân thế kỉ 19

Vào thuở bình minh của ngành công nghiệp, mỗi người công nhân phải thực hiện chế độ làm việc 14 tiếng mỗi ngày. Họ không có thời gian để chăm sóc bản thân, con cái và gia đình. Những yêu cầu về giảm giờ làm của công nhân đều bị bỏ ngoài tai và những bức xúc ấy sớm trở thành hành động.

Công nhân tiến hành đình công trên diện rộng khắp nơi và họ còn đốt phá nhà máy. Ngành công nghiệp cả thế giới lúc ấy phải điêu đứng và giới chủ doanh nghiệp phải hạ tư thái chấp nhận giảm giờ làm việc xuống còn 8 tiếng một ngày. Sự kiện này là một bước ngoặt lịch sử của nhân loại và cũng là tiền đề cho ngày quốc tế lao động sau này.

Châu Á nói chung và và Trung Quốc nói riêng, trong thời điểm này chưa có ngành công nghiệp và cũng chưa từng phải trải qua những bất ổn như thế. Có lẽ vì vậy mà người ta chưa có nhận thức rõ ràng về giới hạn của giờ làm việc chăng? Ngày nay, xu hướng giảm giờ làm việc mà dẫn đầu là phương Tây đã trở thành một xu hướng trên toàn cầu và năng suất lao động của họ cũng rất cao.

Giờ làm việc ở Việt Nam

Ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân của người Việt và công chức đều tuân theo chế độ làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Ở một số nơi, doanh nghiệp còn cho phép nhân viên nghỉ thêm buổi chiều thứ bảy. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có vốn nước ngoài vào Việt Nam nhiều như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thì người lao động Việt Nam vẫn phải tuân theo văn hóa làm việc của nước đó.

Ngoài 8 tiếng công sở, làm thêm ngoài giờ vẫn được chủ doanh nghiệp chi trả thêm. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng nhận việc quá sức và không có thời gian cho các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, công việc áp lực cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sinh khi đây là nơi có tỉ lệ sinh thấp của cả nước.

Ngoài ra, dân văn phòng ở Việt Nam cũng thường mắc phải “ hội chứng văn phòng”. Căn bệnh này gây ra chứng trầm cảm, khó thở, căng thẳng thần kinh và nguyên nhân của chúng được cho là bởi vì khối lượng công việc, môi trường làm việc không đảm bảo. Một bộ phận không nhỏ lại có thái độ làm việc không tích cực.

Tuy chỉ làm việc 8 tiếng nhưng họ lại dành thời gian lên mạng, la cà quán xá và chờ hết giờ làm. Thái độ này ảnh hưởng xấu đến cái nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường nhân lực của nước ta.

Tranh luận về giờ làm việc giữa giới chủ doanh nghiệp và nhân viên ở Trung Quốc sẽ còn tăng cao nữa khi kinh tế nước này không còn được như trước. Một số báo cáo từ chính phủ Trung Quốc cho thấy văn hóa làm việc mới 007 tức làm việc từ 0h sáng đến 0h tối đang được áp dụng. Mong rằng cả người làm chủ và nhân viên sẽ tìm được tiếng nói chung cân bằng lợi ích cả đôi bên.

>> Bạn có biết Bài Học Kinh Doanh Của Jack Ma Đáng Đọc Nhất

 


Tags

Jack Ma


You may also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Get in touch

Name*
Email*
Message
0 of 350