sàn otc và upcom

So sánh giữa OTC và Upcom | Cách mua cổ phiếu chưa lên sàn

Cổ phiếu trên sàn otc thường được so sánh với sàn Upcom. Nhiều nhà đầu tư có những đánh giá riêng về sàn otc và upcom. Vì vậy, chúng ta sẽ tiến hành so sánh giữa upcom và OTC thông qua nội dung sau đây.

1. Sàn otc và upcom là gì

1.1 Sàn otc

Sàn OTC hay còn gọi là thị trường OTC mang ý nghĩa thị trường chứng khoán phi tập trung. Thị trường OTC thực hiện việc giao dịch chứng khoán không thông qua mặt bằng giao dịch như sàn chứng khoán được niêm yết. Các chứng khoán thuộc sàn OTC thực hiện việc định giá, chào bán cổ phiếu dựa vào thỏa thuận giữa các bên mua và bên bán. 

Chứng khoán trên thị trường OTC thường có thanh khoản thấp hơn so với các giao dịch niêm yết trên các sàn chứng khoán của sở giao dịch. Ngoài ra, thị trường OTC được đánh giá tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi vì việc định giá cổ phiếu hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận. Vì vậy, giá chứng khoán thuộc thị trường OTC lên xuống rất khó dự đoán.

thông tin san otc

Cơ chế vận hành của thị trường OTC khá giống với giao dịch bất động sản. Trong đó, 2 bên tự thỏa thuận giá cổ phiếu, phương thức thanh toán, hợp đồng mua bán. Sau đó, 2 bên có thể giao dịch tại các công ty chứng khoán. OTC viết tắt cho cụm từ tiếng Anh Over The Counter (giao dịch tại quầy).

Thị trường OTC hoạt động một cách tự phát và rất khó để sở chứng khoán quản lý. Hơn nữa, các nhà đầu tư mới khó mua bán, giao dịch và phải thông qua môi giới. Vì thế, sàn Upcom đã được ra đời với mục đích khắc phục điểm yếu này.

1.2 Sàn upcom

Sàn Upcom được ra đời vào năm 2009. UPCOM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Unlisted Public Company Market. Sàn UPCOM là nơi tập trung các cổ phiếu chưa niêm yết và là nơi để các doanh nghiệp cổ phần “quá độ” lên các sàn giao dịch như HOSE, HNX. Sàn giao dịch Upcom được quản lý chính thức bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX.

Các sản phẩm được giao dịch trên sàn UPCOM bao gồm cổ phiếu, trái phiếu. Phương thức giao dịch trên sàn Upcom bao gồm phương thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận.

Bảng giá Upcom

Khi giao dịch trên sàn Upcom, nhà đầu tư an tâm hơn về mức độ minh bạch của các sản phẩm chứng khoán. Việc giao dịch, niêm yết giá cũng dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, mức độ minh bạch của sàn UpCom chưa thể so sánh với sàn HNX hoặc HOSE nhưng đã hạn chế được phần nào rủi ro mua cổ phiếu chưa lên sàn.

>> Xem thêm bài viết Sàn Upcom là gì và TỔNG HỢP kiến thức về sàn Upcom

2. So sánh giữa upcom và otc

2.1 Giao dịch cổ phiếu

Nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC phải tìm kiếm thông tin thông qua các forum, nhóm hoặc nhà môi giới chứng khoán. Đối với giao dịch cổ phiếu trên sàn Upcom, nhà đầu tư chỉ cần đặt lệnh mua hoặc bán. Vì vậy, việc tìm mua cổ phiếu trên thị trường OTC được đánh giá khó khăn hơn so với  sàn Upcom.

2.2 Định giá và niêm yết giá cổ phiếu

Giá các cổ phiếu trên thị trường OTC không được công khai và chỉ mua bán thông qua việc thỏa thuận giữa hai bên. Đương nhiên, người mua luôn muốn mua rẻ và người bán luôn muốn bán giá cao. Vì vậy, giao dịch trên thị trường OTC rất dễ xảy ra tình trạng định giá sai cổ phiếu trong giao dịch, giá cả biến động lớn

Với sàn upcom, giá cả được niêm yết, công khai, minh bạch. Nếu giao dịch trên sàn Upcom thì bạn sẽ tránh được việc mua cổ phiếu với mức định giá sai. Phần lớn các cổ phiếu trên sàn upcom có giao động về giá biến đổi theo quy luật cung cầu.

2.3 Rủi ro khi giao dịch

Các chứng khoán trên thị trường OTC không được quản lý bởi cơ quan chức năng. Giá cả và phương thức thanh toán đều do 2 bên tự thỏa thuận. Vì vậy, nếu xảy ra vấn đề trong giao dịch thì nhà đầu tư không được bảo vệ. 

Sàn Upcom được quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo hình thức tập trung. Các giao dịch về chứng khoán bắt buộc phải thông qua sàn và phải thông qua các quy định niêm yết, giao dịch nhất định  Vì thế, rủi ro trong giao dịch trên sàn Upcom thấp hơn so với sàn OTC.

2.4 Lợi nhuận

Thị trường OTC được kỳ vọng có lợi nhuận cao hơn so với sàn Upcom. Tuy nhiên, điều này không hẳn hoàn toàn đúng. Có những trường hợp những nhà đầu tư mua được những cổ phiếu với mức giá rẻ nhưng cũng có những trường hợp mua phải cổ phiếu định giá quá cao.

Nói chung, mức lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư và khó có thể đưa ra nhận định rằng cổ phiếu trên thị trường OTC luôn tốt hơn cổ phiếu trên sàn Upcom. 

3. Hướng dẫn mua cổ phiếu chưa lên sàn

Bên mua cổ phiếu cần tìm kiếm thông tin chào bán cổ phiếu OTC thông qua các web, forum,… Diễn đàn mua bán cổ phiếu OTC lớn nhất hiện nay có thể kể đến sanotc.com.

Sau khi nhà đầu tư đã chọn được cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ tiến hành liên hệ với bên bán cổ phiếu. Các phương thức liên hệ có thể kể đến như gọi điện, nhắn tin,….

Bên mua và bên bán sẽ thống nhất về giá cả, số lượng cổ phiếu, địa điểm giao dịch, phương thức thanh toán, hợp đồng mua bán chứng khoán. Sau đó, hai bên tiến hành giao dịch như đã thỏa thuận. 

Ngoài phương pháp kể trên, nhà đầu tư cũng có thể liên hệ nhà môi giới chứng khoán để thay mặt họ tiến hành giao dịch cổ phiếu OTC. Nếu nhà đầu tư yêu cầu nhà môi giới chứng khoán mua cổ phiếu OTC thì họ sẽ phải trả thêm một khoản phí nhất định cho nhà môi giới. 

Sàn OTC và Upcom đã được so sánh kỹ lưỡng thông qua nội dung này. Vì vậy, bạn đã hoàn thể tự quyết định cho mình nên đầu tư chứng khoán trên sàn nào. Hãy bình luận cho hoclamgiau biết quyết định của bạn bên dưới. 

>> Bất ngờ lớn với bài viết Tổng hợp các CỔ PHIẾU TỐT trên sàn Upcom đáng đầu tư NHẤT

Scroll to Top