July 28

Trịnh Văn Quyết – Người có tâm, có tầm trong sự nghiệp

Top những tỷ phú trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng chính là những đối tượng mà nhiều người ngưỡng mộ. Nhưng mấy ai biết rằng để có được sự nghiệp to lớn ấy người ta đã phải đánh đổi những gì trong cuộc đời. Chúng ta có thể nói đến ở đây người có tầm trong sự nghiệp và có tâm trong cuộc sống: Tỷ phú Trịnh Văn Quyết – chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FLC – ông chủ của hãng hàng không Bamboo Airways nổi tiếng.

trinh-van-quyet-nguoi-co-tam-co-tam-trong-su-nghiep

Bên cạnh Phạm Nhật Vượng – top 1 tỷ phú đôla Việt Nam thì Trịnh Văn Quyết được nhiều người biết đến với khối tài sản hơn 2 tỷ USD (năm 2017) cũng như sự thịnh vượng của hãng bay Bamboo Airways phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân. 

Nhưng có những điều ít ai biết đến sự thành công của ông đã được trả giá bằng cả thanh xuân.

 

1. Thời thiếu niên của Trịnh Văn Quyết không có “chơi”

Tuổi từ 18-22 là khoảng thời gian để người ta sống vội. Cho bản thân cũng như cuộc đời vì “còn tuổi trẻ chẳng hai lần thấm lại” – Xuân Diệu. Khoảng thời gian tràn đầy năng lượng nhất của đời người thì không cớ gì chúng ta không dùng nó tối đa cho cuộc sống.

Nhiều người dành thời gian học tập và rèn luyện tuổi xuân. Lại có những người đi những chuyến đi dài khám phá thế giới. Nhưng Trịnh Văn Quyết lại khác!

Ông không dành nhiều thời gian cho việc vui chơi giải trí mà định hướng ngay từ đâu phải khởi nghiệp. Ông chủ của Bamboo Airways cũng chọn học đại học như bao người khác vào năm 20 tuổi. 

Vậy năm 18 tuổi ông làm gì? 2 năm trước đó tỷ phú vừa tự ôn thi, đồng thời còn học thêm sửa chữa điện tử để chuẩn bị tiền trang trải cho chi phí nhập học.

2 Vị tỷ phú từng làm … gia sư.

Học đại học Luật tại Hà Nội , dù có máu kinh doanh trong người là thế, nhưng Trịnh Văn Quyết không chọn buôn bán ngay mà chọn nghề gia sư như bao bạn sinh viên khác. Công việc ấy nhằm mục đích tích góp tiền cho mục tiêu lớn sau này. 

Nhưng qua sự chăm chỉ miệt mài cố gắng mà ông đã tự mở văn phòng gia sư cho riêng mình.

Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả và đông con. Trịnh Văn Quyết đã có thể tự nuôi bản thân cũng như trang trải chi phí học tập một cách hợp lý thông qua những công việc trên.

Chẳng ai biết rằng vị tỷ phú giàu “nứt vách đổ tường” giờ đây cũng có khoảng thời gian dạy học vất vả kiếm cơm ngày xưa.

 

3. Chọn khởi nghiệp bằng bán di động cũ.

Nhưng máu làm ăn trong người đòi hỏi ông phải làm một việc khác to lớn hơn. Tỷ phú đã gia nhập ngành kinh doanh điện thoại di động cũ với số vốn tích góp từ trước.

Trong thời điểm nước Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, đây là một cơ hội rất tốt cho những người kinh doanh trên thị trường. Trịnh Văn Quyết đã nhìn được thời cơ ngay trước mắt và bắt đầu bằng việc kinh doanh điện thoại cũ không giống ai. Một ngành kém phát triển tại nước nhà.

Nhiều người e ngại vì không mấy khả thi khi chọn phân khúc này, nhưng Quyết đã làm mọi người phải suy nghĩ lại. Khi mà ông bán được hàng trăm chiếc điện thoại, mang lại doanh thu cả chục triệu cho ông trang trải trong cuộc sống.

Trong khi nhiều bạn bè sợ bán “ế thì đổ nợ”, vị tỷ phú vẫn tiếp tục buôn bán điện thoại bằng cách chọn quảng cáo trên những trang rao vặt. Điều này mang lại hiệu quả cao khi ông bán được nhiều điện thoại hơn nhiều cửa hàng khác cũng như khả năng quay vòng vốn nhanh hơn.

Có một điều làm chúng ta thật sự khâm phục tài năng của ông chủ Bamboo Airways khi nhìn thấy trước được sự chuyển động của thị trường. Nắm bắt được nhu cầu của người dùng là một chuyện nhưng vận dụng tốt nó lại là chuyện khác.

Khi mạng di động ngày càng phát triển, nhà mạng bắt đầu cung cấp sim trả trước, nhu cầu về điện thoại di động tăng vọt. Cho nên hàng cũ của cậu sinh viên trường Luật Trịnh Văn Quyết không đủ để bán.  Ông thắng lớn!

Cũng với việc áp dụng chiến thuật buôn bán như vậy, tỷ phú đã tiếp nối thành công với những sản phẩm khác như tivi, đồ gỗ,… để có được “của ăn, của để”.

Ông chia sẻ rằng: “Cùng cái tủ gỗ hoặc tivi đó nhưng bán với hình thức là đồ mình chọn và đã dùng rồi thì người ta thích mua hơn. Tất nhiên những món mình bán đều đã được chọn kỹ nên nhìn sẽ khác so với hàng bày đại trà

 

4. Chuyển sang kinh doanh … ô tô cũ.

Thật sự trong số những tỷ phú mà tôi biết, chưa có ai lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của mình có tầm cỡ lớn như thế này. Trong thời đại mà thu nhập trung bình của người dân tầm 3.3 triệu VND thì thị trường ô tô chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. 

Nhưng với Trịnh Văn Quyết, ông đã làm được khi mà bán thành công những chiếc ô tô cũ vẫn có lãi cao.

Ông tâm lý rằng: người dân lúc này sợ mua hàng mắc giá, sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Trong khi mua của người đã dùng rồi thì chắc chắn nó sẽ là loại tốt, mà giá cũng rẻ hơn. Tỷ phú đã đúng khi ông mua ô tô xài, rồi bán luôn được rất nhiều người qua tâm.

Cho dù là những chiếc ô tô “ế” tới mấy năm nhưng qua tay Trịnh Văn Quyết vẫn có thể bán được kiếm lời.

5. Trở thành một luật sư quyền lực

Đại học Luật Hà Nội là nơi mà Quyết có được cho mình những kiến thức quý giá về luật. Ông đã tự mở công ty tư vấn đầu tư, văn phòng luật sư giải quyết những vụ kiện rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Giữa Honda Vietnam và GMN hay Vụ ngân hàng Techcombank với khách hàng (2005).

ong-trinh-van-quyet-la-ai

Nhờ vậy mà ông có được những mối quan hệ rất tốt trong làm ăn. Vị đại gia này là một trong những ví dụ điển hình những người có khả năng đón đầu xu thế.

Việc Trịnh Văn Quyết tự thuê một văn phòng lớn tại phố Hoàng Ngân (Hà Nội) chỉ để trống. Nhưng nếu cho thuê thì sẽ mang lại vài chục triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, thật sự bất ngờ và khâm phục khi việc làm của ông đã đúng.

Ngay khi Luật công chứng có hiệu lực, văn phòng của Trịnh Văn Quyết khai trương đầu tiên và đã trở thành văn phòng công chứng tư có giấy cấp phép số 1 tại thủ đô.

Đây thực sự là một thành công rực rỡ khi mà tiền thu được từ hoạt động công chứng, nhiều gấp ngàn lần so với việc cho thuê văn phòng.  Cũng bởi vì dịch vụ tại đây rất tốt, được người dân yêu thích mà “lúc nào khách hàng của chúng tôi cũng đứng xếp hàng đông nghẹt” – ông Quyết chia sẻ.

Sự thành công trong lĩnh vực luật sư  với những kinh nghiệm buôn bán trước đó mà Trình Văn Quyết đã bén duyên với Bất động sản một cách hoàn hảo.

6. Bước ngoặt cuộc đời – trở thành chủ tịch của FLC.

Bén duyên với bất động sản đến từ việc Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn 18 tỷ đồng, chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC sau 2 năm. Những dự án gây nghi ngại. FLC Landmark Tower khởi công vào năm 2008 trên đường Lê Đức Thọ.

Đây là dự án được đánh giá là “khó ăn” nhưng Trịnh Văn Quyết cho rằng: “Mình chẳng phải là con cháu lãnh đạo cao cấp nào, cũng không có ai chống lưng. Dự án khó khăn thì mới đến lượt mình, chỗ ngon người khác làm hết rồi còn đâu”

Và sự thật là điều đó đã thành công ngoài sức mong đợi.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản khó khăn vào những năm 2008-2013. Đây lại là thời gian rất thành công của FLC.

Trả giá cho điều đó, ông chủ Bamboo Airways  chỉ ngủ 2-4 tiếng một ngày, đôi lúc xuất hiện kiểm tra dự án với áo phông quần đùi lúc 1h sáng. “Lúc đó tôi rất đam mê, cũng rất sốt ruột. Cái đó không phải là không ngủ được, mà là không thể ngủ, không muốn ngủ”, ông Quyết nhớ lại.

7. Đưa công ty tăng trưởng như “tên lửa”

Ngay khi FLC niêm yết trên sàn chứng khoán. Chính nhờ sự lãnh đạo điều hành thông minh quyết đoán của Trịnh Văn Quyết mà quy mô công ty đã mở rộng rất nhanh chóng. 

Với FLC, vốn tăng 370 lần sau 8 năm từ 19 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng; với Faros, quy mô tăng vốn còn khủng khiếp hơn với tỷ lệ 3.000 lần sau 5 lần phát hành cổ phiếu trong 5 năm qua.” Theo Trí thức trẻ.

Nhiều người ngạc nhiên tới tốc độ phát triển như “tên bắn” ấy, họ như được chứng kiến “thánh sống” trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trịnh Văn Quyết nổi tiếng trên thị trường chứng khoán khi trở thành cổ đông sáng lập FLC.

 

8. Bamboo Airways và tầm nhìn chiến lược trong 5 năm tới

Bamboo Airways là một hãng hàng không thuộc tập đoàn FLC vào ngày 08/01/2019. “Khi chính thức được khai thác các chuyến bay thương mại thông qua chứng chỉ nhà khai thác tàu bay AOC”. Với việc cất cánh sau so với nhiều đàn anh khác như VietNam Airline hay VietjetAir làm dấy lên quan ngại của người dân. 

Liệu đây có phải là bước đi chính xác của vị tỷ phú Trịnh Văn Quyết.

Nhưng Quyết tự tin 100% với quyết định này, rất tuyệt vời khi các chuyến bay của Bamboo Airways tại Việt Nam đang trong tình trạng đông nghẹt khách hàng, không đủ sức phục vụ. Vị tỷ phú quyết định hướng ra thế giới mà cụ thể là Mỹ. Dựa vào nhu cầu đi quốc tế cũng như khách du lịch vào Việt Nam mà Bamboo đã mua những máy bay thân rộng. 

Nhu cầu của ngành hàng không đang lớn mạnh dần trong khi lại chưa thể đáp ứng hết. Dù chỉ là mới bay không bao lâu nhưng FLC vẫn tăng cường khai thác các đường bay và đánh thêm vào các thị trường ngách cũng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Cái tên của hãng bay đã cho thấy tham vọng mãnh liệt của Trịnh Văn Quyết cũng như FLC. “Tầm phải vượt ra ngoài thế giới chứ không phải trong khu vực”.

Quyết tâm đưa Bamboo Airways trở thành hãng bay năm sao, vươn tầm thế giới trong 5 năm tới là chiến lược quan trọng mà tỷ phú và FLC định hướng thực hiện.

Giờ đây bạn nhìn thấy một Trịnh Văn Quyết giàu có sung sướng – được mệnh danh là tỷ phú đôla của Việt Nam. Nhưng trên con đường tưởng như toàn màu hồng này chẳng dễ dàng vượt qua chút nào. Để thấy rằng ông chủ của Bamboo Airways cũng chỉ là người bình thường nhưng lại làm nên điều kỳ diệu như vậy. 

Để chúng ta học tập sự vượt khó cũng như tầm nhìn lớn lao của ông trong sự nghiệp. Xin cảm ơn! Bạn có thể đọc thêm bài Shark Linh là người phụ nữ rất quyền lực để biết thêm về những tỷ phú tại Việt Nam nhé!


Tags

Trịnh Văn Quyết


You may also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Get in touch

Name*
Email*
Message
0 of 350