Uptrend và DownTrend là gì

Uptrend và Downtrend là gì và 5 Cách nhận biết DỄ KHÔNG TƯỞNG

Uptrend và downtrend đều là những xu hướng quan trọng trong đầu tư. Cùng tìm hiểu uptrend và downtrend là gì? Chúng ta cũng sẽ được biết thêm cách để nhận biết những xu hướng và tận dụng chúng để kiếm thêm lợi nhuận.

1. Uptrend là gì

Uptrend được hiểu trong tiếng Anh nghĩa là xu hướng tổng thể giá tăng. Xu hướng giá tăng cho thấy mức gia tăng giá của thị trường hoặc cổ phiếu. Trong đồ thị giá, ta sẽ thấy đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước. Tuy nhiên, khi xu hướng uptrend gặp phải các ngưỡng kháng cự, xu hướng này được cho sẽ quay đầu thành xu hướng giảm.

Uptrend và DownTrend là gì

Trong đầu tư chứng, xu hướng tăng giá cho phép các nhà đầu tư đưa ra những chiến lược để mua hoặc bán. Xu hướng Uptrend cung cấp cho các nhà đầu tư một cơ hội để kiếm lợi từ giá tài sản tăng. Họ sẽ bán các tài sản khi nhận thấy đỉnh mới không thể cao hơn đỉnh cũ trước đó. 

2. Downtrend là gì

Trái ngược với xu hướng uptrend chính là xu hướng downtrend. Downtrend nghĩa là xu hướng giá xuống cho thấy mức giảm giá trị của tài sản. Trong đồ thị, ta sẽ thấy đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước. 

Các nhà đầu tư cố gắng dự đoán thời điểm downtrend để bán ra nhằm tránh việc thua lỗ. 

Trong xu hướng downtrend, khi mức giá giữa 2 đỉnh hoặc đáy giảm dần thì xu hướng downtrend nhiều khả năng sẽ kết thúc.

3. Cách nhận biết 

Người ta có thể sử dụng chỉ báo xác định như đường trendline và đường trung bình động MA để nhận biết. 

3.1 Đường Trendlines

Trendlines được sử dụng để xác định 3 loại xu hướng gồm:

Uptrend: xu hướng giá tăng.

Downtrend: xu hướng giá giảm.

Sideways: giá đi ngang và không có biến động.

đường trendline

Để vẽ đường Trendlines, bạn vẽ một đường nối đáy trước với đáy sau trên chart đồ thị. Khi đó, bạn quan sát thấy đường trendlines có chiều đi lên nghĩa là xu hướng uptrend. Đường Trendlines đi xuống nghĩa là giá đang trong xu hướng downtrend.

Ngoài ra, đường xu hướng còn cho phép ta biết được thời gian dự kiến xu hướng sẽ kéo dài, thời điểm đảo chiều của thị trường, các ngưỡng kháng cự.

Đường Trendlines có độ dốc lớn đồng nghĩa với xu hướng rất dễ bị phá vỡ.

Đường Trendlines nếu có độ dốc quá nhỏ rất có thể sẽ cho ra dự báo sai lầm. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể sử dụng thêm đường trung bình động MA để đưa ra dự báo chính xác hơn. Thời gian tồn tại của đường trendlines càng dài thì càng cho thấy mức độ hiệu quả của chúng.

3.2 Đường trung bình động MA

Đường trung bình động MA rất phổ biến và được sử dụng rất tốt trong việc nhận biết và dự báo xu hướng Uptrend, Downtrend, Sideways. 

Nhận biết bằng đường trung bình động MA
Nhận biết bằng đường trung bình động MA

Có nhiều loại đường trung bình động như SMA, WMA, EMA. Trong đó, SMA và EMA được sử dụng nhiều nhất. 

  • Khi đường giá vượt trên đường MA20 cho thấy xu hướng uptrend trong ngắn hạn.
  • Nếu đường giá vượt qua đường MA50 cho thấy xu hướng uptrend trong trung hạn.
  • Đường MA20 vượt qua đường MA50 báo hiệu xu hướng uptrend trong dài hạn.

Các đường MA có thể cho ra các chỉ báo sai lầm do các thông tin nhiễu, độ trễ so với tín hiệu mua và bán trên thị trường. Vì vậy, bạn nên kết hợp nhiều đường MA để dự báo chính xác hơn.

3.3 Giá tăng hoặc giảm vượt mốc kháng cự

Đối với giá cổ phiếu, khi chúng vượt qua mốc kháng cự, nhiều khả năng giá sẽ bước vào xu hướng uptrend. Còn đối với xu hướng thị trường, khi chỉ số như VNIndex vượt mốc kháng cự thì khả năng lớn sẽ xảy ra uptrend.

Ngược lại, xu hướng Downtrend nhiều khả năng xảy ra khi giá giảm vượt qua các ngưỡng kháng cự. Trong phân tích kỹ thuật, phương pháp tốt nhất để tìm ra mốc kháng cự hay hỗ trợ đó là sử dụng hồi quy Fibonacci

3.4 Phương pháp hồi quy Fibonacci

Sử dụng biện pháp hồi quy Fibonacci sẽ cho phép bạn tìm ra những điểm nơi mà giá có thể bị đảo chiều. Những điểm này được gọi là mốc kháng cự hay hỗ trợ. Tuy nhiên, dãy số Fibonacci nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác trước khi được áp dụng.

Các mốc Fibonacci quan trọng trong phân tích kỹ thuật bao gồm: 23.6%, 38.2%, 61.8%.

3.5 Dùng đường MACD 

Khi bạn nhận thấy đường MACD có hướng từ trên xuống sẽ báo hiệu xu hướng downtrend. Ngược lại, khi bạn nhận thấy đường MACD có xu hướng đi từ dưới lên sẽ báo hiệu cho xu hướng Uptrend. Bạn nên kết hợp đường MACD với đường giá cũng như các tín hiệu khác để xác điểm đảo chiều của của xu hướng.

4. Khi nào Uptrend sẽ kết thúc

Khả năng xu hướng Uptrend sẽ kết thúc khi các nguyên tắc về uptrend bị phá vỡ. Nghĩa là giá quay đầu giảm mạnh, giá ở đáy sau thấp hơn đáy trước. Giá ở đáy sau thấp hơn đáy trước.

Ngoài ra, khi 2 đường MA cắt nhau rất có thể báo hiệu cho xu hướng đảo chiều. Các yếu tố như thông tin về kinh tế vĩ mô, chính trị có tác động xấu có thể khiến xu hướng uptrend kết thúc sớm hơn so với dự kiến.

>> Trong xu hướng uptrend, nhà đầu tư có nên sử dụng thêm đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng không. Xem thêm bài viết Phân tích đòn bẩy tài chính và cách sử dụng trong chứng khoán

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về uptrend và downtrend là gì. Các cũng đã biết được cách nhận biết uptrend. Hy vọng hoclamgiau.vn sẽ còn gặp lại bạn trong những nội dung tiếp theo.

Scroll to Top