khoi-nghiep-phai-co-von

Thẩm Định Dự Án Trong Đánh Giá Cơ Hội Đầu Tư

Có nhiều phương pháp để hổ trợ các nhà đầu tư trong việc lựa chọn hay chấp nhận các cơ hội đầu tư nhất định. Bên cạnh việc phân tích báo cáo tài chính được xem như một công cụ cốt lõi để đánh giá đầu tư, chúng ta phải ưu tiên các phương pháp thẩm định dự án. Đó là các phương pháp sau: thời gian hoàn vốn, tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (return on capital employed – ROCE), giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) và tỉ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR)

Một công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi tốt nhất để có thể tối đa hóa lợi nhuận cho các cố đông. Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thẩm định. Bởi vì nó phụ thuộc vào khoản thời gian và mức độ rủi ro của dự án. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và yếu của từng phương pháp trình bày ở trên

1. Phương Pháp Thời Gian Hoàn Vốn (Payback Period)

Đây là phương pháp thẩm định đầu tư phổ biến nhất. Thời gian hoàn vốn là số năm dự kiến sẽ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ dòng tiền ròng phát sinh của dự án đầu tư vốn. Quy tắc quyết định khi sử dụng phương pháp thẩm định đầu tư là để chấp nhận một dự án khi thời gian hoàn vốn bằng hoặc nhỏ hơn mục tiêu được xác định trước. Thời gian hoàn vốn càng ngắn, khoản đầu tư càng hấp dẫn hơn. Các nhà đầu tư và quản lý có thể sử dụng phương pháp này để đưa ra các đánh giá nhanh chóng trên các khoản đầu tư của họ.

Ví dụ về phương pháp thời gian hoàn vốn

NămDòng tiền ($)Dòng tiền gộp ($)
0-450-450
1100-350
2200-150
3100-50
410050
580130

Dựa trên bảng ví dụ trên, chúng ta thấy rằng sau 3 năm hoạt động dự án sẽ tạo ra tổng dòng tiền ròng là $400. Trong năm thứ 4, $50 còn lại của khoản đầu tư ban đầu sẽ được thu hồi. Việc lập bảng tính dòng tiền tích lũy sẽ rất hữu ích để xác định thời gian hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giữa năm thứ 3 và năm thứ 4 là = 3 + 50/100 = 3.5 năm (3 năm 6 tháng)

1.1 Điểm Mạnh Của Phương Pháp Thời Gian Hoàn Vốn

Nó dễ dàng và đơn giản để hiểu và áp dụng. Thời gian hoàn vốn được tính bằng cách sử dụng dòng tiền, không phải lợi nhuận kế toán. Vì thế nó không tạo cơ hội bị thao túng bởi các ưu tiên quản lý cho các chính sách kế toán ngoại lệ.

Thời gian hoàn vốn được tính toán theo công thức sau

Thời Gian Hoàn Vốn = Đầu Tư Ban Đầu / Dòng Tiền Ước Tính Hàng Năm

Phương pháp phân tích này là đặc biệt hữu ích cho các công ty nhỏ. Bởi vì nó chỉ tập trung chủ yếu vào dòng tiền ngắn hạn. Tiền sử dụng cho đầu tư càng sớm được thu hồi, nó càng sớm nhanh chóng được áp dụng cho các khoản đầu tư khác.

>> Bạn có biết [Tổng hợp] Phân tích báo cáo tài chính CHI TIẾT từ chuyên gia

1.2 Điểm Yếu Của Phương Pháp Thời Gian Hoàn Vốn

Phương pháp này bỏ qua giá trị đồng tiền theo thời gian và điều chỉnh dòng tiền cho phù hợp. Giá trị thời gian của đồng tiền là giá trị hiện tại của đồng tiền, cái sẽ phát sinh giá trị cao hơn trong tương lai bởi khả năng sinh lời hôm nay của nó.

Một nhược điểm nghiêm trọng khác của phương pháp thời gian hoàn vốn là nó đã bỏ qua tất cả các dòng tiền bên ngoài thời gian hoàn vốn. Nó không xem xét tổng thể dự án. Nó cũng thất bại trong việc so sánh khả năng sinh lời tổng thể của hai dự án có cùng thời gian hoàn vốn. Dự án ở ví dụ nêu trên sẽ bị loại nếu công ty chỉ quyết định chọn các dự án có thời gian hoàn vốn là 3 năm. Ngay cả khi dự án này dự kiến sẽ tạo ra dòng tiền $100 vào năm thứ 4. Dòng tiền dự kiến này đã bị bỏ qua nếu phương pháp thẩm định đầu tư duy nhất được áp dụng là thời gian hoàn vốn.

Bên cạnh đó, nó cũng không đưa ra các chỉ dẫn dự án đầu tư sẽ làm tăng giá trị của công ty hay không. Bởi vì nó không đo lường lợi nhuận.

1.3 Phương Pháp Thời Gian Hoàn Vốn Có Chiết Khấu

Vấn đề bỏ qua giá trị thời gian của đồng tiền được khắc phục một phần bởi việc sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Phương pháp này đưa ra số năm cần thiết để hòa vốn từ nguồn vốn ban đầu, bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai và ghi nhận giá trị thời gian của đồng tiền. Nó được sử dụng để đánh giá tính khả thi và khả năng sinh lời của một dự án được đưa ra.

Chúng ta hãy xem xét ví dụ dưới đây, tỉ lệ chiết khấu là 15%

NămDòng tiền ($)15% PVGiá trị hiện tại ($)NPV gộp ($)
0-50001-5000-5000
123000.872001-2999
225000.7561890-1109
312000.658790-319
410000.572572253
510000.497497750

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là khoảng 3.5 năm. Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu là  khoảng 2.2 năm. Nó có nghĩa là nếu sử dụng thời gian hoàn vốn có chiết khấu, sẽ có khoản thời gian dài hơn để thu hồi vốn đầu tư ban đầu.

2. Phương Pháp Tỷ Lệ Thu Nhập Trên Vốn Sử Dụng (Return on Capital Employed – ROCE)

Nó cũng được gọi là lợi tức đầu tư (Return on Investment – ROI) hay tỷ lệ thu nhập kế toán (Accounting Rate of Return – ARR). Nó đo lường thu nhập hàng năm của một dự án theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí đầu tư. Đó là điều mà phương pháp thời gian hoàn vốn đơn giản không làm được.

ROCE = (Thu Nhâp Trung Bình Hàng Năm / Đầu Tư Trung Bình) x 100
Đầu Tư Trung Bình = (Đầu Tư Ban Đầu + Giá Trị Phế Liệu) / 2

Một dự án đầu tư sẽ được chấp nhận nếu tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng cao hơn tỉ lệ hoàn trả mục tiêu hay tỉ lệ hoàn trả tối thiểu của công ty đầu tư. Nếu chỉ có một trong hai dự án đầu tư có thể được thực hiện, dự án nào với tỉ lệ thu nhập trên vốn sử dụng cao sẽ được chấp nhận.

2.1 Điểm Mạnh Của Phương Pháp Tỷ Lệ Thu Nhập Trên Vốn Sử Dụng

Nó đo lường khả năng sinh lời của một dự án đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của nó. Nó cũng là một phương pháp đơn giản hợp lý để áp dụng và có thể sử dụng để so sánh các dự án phải loại trừ lẫn nhau. Không giống như phương pháp thời gian hoàn vốn, nó cân nhắc tất cả dòng tiền phát sinh trong vòng đời của một dự án. Nó cũng chỉ ra một dự án được chấp nhận hay không bằng cách so sánh ROCE của dự án với tỷ suất mục tiêu.

Đây là phương pháp tương đối đơn giản nên cũng dễ dàng để hiểu.

2.2 Điểm Yếu Của Phương Pháp Tỷ Lệ Thu Nhập Trên Vốn Sử Dụng

Phương pháp này sử dụng lợi nhuận trung bình. Nó cũng bỏ qua thời điểm của lợi nhuận.

Ví dụ

Chúng ta hãy cân nhắc 2 dự án A và B dưới đây

Năm01234
Dự án A
Dòng tiền-4500011000122501225032000
Chiết khấu11250112501125011250
Lợi nhuận-2501000100020750
Dự án B
Dòng tiền-450001725017250167016250
Chiết khấu11250112501125011250
Lợi nhuận6000600055005000

Cả hai dự án có cùng lợi nhuận hàng năm trung bình như nhau

  • Dự án A: (-250+1000+1000+20750)/4 = $5625
  • Dự án B: (6000+6000+5500+5000)/4 = $5625

Vì thế tỷ lệ thu hồi trên vốn sử dụng của nó cũng được tính toán giống nhau

ROCE = (100×5625)/22500 = 25%

Chúng ta thấy rằng dự án B có mô hình lợi nhuận trơn tru hơn, trong khi dự án A thì không. Dự án A nhận khoản lỗ trong năm đầu tiên, nhận rất ít lợi nhuận trong 2 năm tiếp theo, và sau đó là khoản lãi lớn trong năm cuối cùng. Mặc dù cả 2 đều có cùng ROCE, dự án B sẽ được ưa thích hơn dự án A. Nó có nghĩa là phương pháp này đã bỏ qua mô hình dòng tiền khi chúng xảy ra.

Nó cũng thất bại khi không đưa vào độ dài của vòng đời dự án khi nó được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm. Độ dài của dự án có thể là một ước tính nên dòng tiền sau này sẽ khó chính xác . Vì chúng là các dự báo dài hạn.

Một hạn chế nghiệm trọng hơn là phương pháp tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng đã không xem xét giá trị thời gian của đồng tiền. Nó cho rằng lợi nhuận phát sinh trong các thời điểm là như nhau. Một dự án thu về nhiều doanh thu hơn trong những năm đầu được so sánh với dự án mà doanh thu được thu về ở những năm sau đó. Và dự án đó không được chỉ định ưu tiên nếu sử dụng phương pháp này.

Với những lý do nêu trên, phương pháp tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng không thể được coi là đưa ra lời khuyên hợp lý về việc một dự án có tạo ra được sự giàu có hay không.

3. Phương Pháp Giá Trị Hiện Tại Ròng (Net Present Value – NPV)

Phương pháp thẩm định đầu tư sử dụng dòng tiền chiết khấu để đánh giá dự án đầu tư vốn. Đồng tiền kiếm được trong tương lai sẽ không có giá trị bằng tiền kiếm được trong hiện tại do yếu tố lạm phát. Do đó, nếu doanh nghiệp muốn so sánh hai khoản đầu tư có thể mang lại những khoản lợi nhuận khác nhau trong tương lai, doanh nghiệp phải chuyển đổi tất cả lợi nhuận trong tương lai thành giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu lợi nhuận tương lai. Để đánh giá giá trị của một khoản đầu tư, chúng ta cần phải tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV).

NPV = -I₀ + C1 / (1+r) + C2 / (1+r)² + C3 / (1+r)³ +…+ Cn / (1+r)ⁿ

Trong đó: I₀ là khoản đầu tư ban đầu

C1, C2, C3,…, Cn là dòng tiền dự án phát sinh trong năm 1, 2, 3,…, n

r là chi phí vốn hay tỉ lệ hoàn vốn yêu cầu

  • NPV là số dương: khoản đầu tư có khả năng sinh lời
  • NPV là zero: dòng tiền vào bằng ra. Dự án có thể bị từ chối
  • NPV là số âm: đó là kết quả của lỗ. Nên từ bỏ dự án

Ví dụ

Thời gianDự án A ($)Dự án B ($)
0-5000-5000
18002000
29002000
312002000
41400100
51600100
61300100
71100100

NPV cho dự án A

Thời gianDòng tiền ($)10%PV ($)
0-50001-5000
18000.909727
29000.826744
312000.751902
414000.683956
516000.621993
613000.564734
711000.513564
NPV621

NPV cho dự án B

Thời gianDòng tiền ($)10%PV ($)
0-50001-5000
120000.9091818
220000.8261653
320000.7511503
41000.68368
51000.62162
61000.56456
71000.51351
NPV212

Nếu các dự án là loại trừ lẫn nhau, dự án A nên được chọn vì nó có NPV cao hơn dự án B. Nếu các dự án không loại trừ lẫn nhau, không có hạn chế về vốn đầu tư, cả 2 dự án nên được thực hiện vì cả 2 đều có NPV dương.

3.1 Điểm Mạnh Của Phương Pháp Giá Trị Hiện Tại Ròng

Phương pháp này có tính đến giá trị thời gian của đồng tiền, cái được xem là một trong những khái niệm quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Nó sử dụng dòng tiền trong tính toán thay vì lợi nhuận kế toán. Cả số lượng và thời gian của dự án đều được đưa vào trong phương pháp này. Nó cũng xem xét tất cả các dòng tiền có liên quan trong vòng đời của một dự án đầu tư. Nó khoa học hơn so với các phương pháp khác. Vì tất cả các lý do trên, phương pháp giá trị hiện tại ròng là phương pháp thẩm định đầu tư được ưa thích về mặt học thuật.

3.2 Điểm Yếu Của Phương Pháp Giá Trị Hiện Tại Ròng

Phương pháp này có vẻ phức tạp để tính toán. Nó cũng đã chỉ ra rằng rất khó để ước tính giá trị của dòng tiền trong suốt vòng đời của dự án. Nếu việc ước tính dòng tiền là sai, chúng ta khó có thể tính chính xác NPV. Rất khó để dự báo dòng tiền. Đó là vấn đề chung của việc thẩm định dự án.

Bên cạnh đó việc lựa chọn tỉ lệ chiết khấu là rất quan trọng. Nó phải không thay đổi trong suốt vòng đời của dự án. Do đó rất khó để ước tính được. Vì nó chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế năng động. Nơi mà tất cả các hoạt động kinh doanh đang được diễn ra.

3.3 Chỉ Số Lợi Nhuận (Profitability Index – PI)

Nếu một công ty không có đủ vốn để thực hiện tất cả các dự án có NPV là số dương. Những cơ hội đầu tư nào được chọn là câu hỏi cần phải tìm ra. Các dự án cần phải được xếp hạng để lựa chọn. Phương pháp giá trị hiện tại ròng không thể sử dụng để xếp hạng các dự án đầu tư nếu nguồn vốn phân bổ hạn hẹp. Vì nó có thể dẫn đến các quyết định không chính xác. Nếu dùng NPV để xếp hạng,  các dự án nhỏ hơn bị xếp hạng thấp hơn các dự án lớn. Nhưng nếu các dự án nhỏ kết hợp lại với nhau sẽ đưa đến một giá trị NPV cao hơn so với dự án lớn đơn lẻ.

Chỉ số lợi nhuận (PI) là một cách tiếp cận để xếp hạng các dự án. Nó cho chúng ta biết chúng ta có thể mong đợi nhận về bao nhiêu, về mặt giá trị hiện tại, cho mỗi đồng tiền được đầu tư vào dự án.

PI = Giá Trị Hiện Tại Của Dòng Tiền Tương Lai / Tổng Vốn Đầu Tư Ban Đầu

Khoản đầu tư có chỉ số PI cao nên được lựa chọn để thực hiện. Chỉ số PI lớn hơn 1 chỉ ra rằng dự án nên được tiến hành. Ngược lại, dự án với PI nhỏ hơn 1 nên bị hủy bỏ.

4. Phương Pháp Tỉ Suất Hoàn Vốn Nội Bộ (Internal Rate of Return – IRR)

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của một dự án đầu tư là chi phí vốn hoặc tỷ lệ hoàn vốn bắt buộc được sử dụng để chiết khấu dòng tiền, tạo ra giá trị hiện tại ròng bằng 0. Phương pháp này được sử dụng để tính toán IRR của một dự án, thường là bằng phép nội suy tuyến tính. Sau đó nó sẽ được so sánh với tỉ lệ hoàn vốn mục tiêu hay tối thiểu. Tất cả các dự án đầu tư độc lập với  IRR cao hơn chi phí vốn hay tỷ lệ hoàn vốn mục tiêu sẽ được chấp nhận

C1 / (1+IRR) + C2 / (1+IRR)² + C3 / (1+IRR)³ +…+ Cn / (1+IRR)ⁿ – I₀ = NPV = 0

Trong đó: C1, C2, C3,…, Cn là dòng tiền dự án phát sinh trong năm 1, 2, 3,…,n

IRR là tỉ suất hoàn vốn nội bộ

I₀ là khoản đầu tư ban đầu

4.1 Điểm Mạnh Của Phương Pháp Tỉ Suất Hoàn Vốn Nội Bộ

Điều quan trọng nhất của phương pháp này là nó có xem xét đến giá trị thời gian của đồng tiền khi đánh giá một dự án. Nó được sử dụng để so sánh lợi nhuận của việc thiết lập các hoạt động mới với việc mở rộng hoạt động hiện có. Một dự án có IRR cao hơn so với dự án khác sẽ mang lại cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhiều.

Nếu IRR vượt quá chi phí vốn, đó sẽ là dự án có lợi nhuận. Các công ty thường thiết lập bảng tính tỷ lệ hoàn vốn bắt buộc để xác định tỷ lệ tối thiểu có thể chấp nhận được. Tỷ lệ tối thiểu là bao nhiêu, đó chính là câu hỏi được đặt ra trong đầu tư. Tỷ lệ tối thiệu cũng rất khó để xác định được. Trong phương pháp tỉ suất hoàn vốn không có yêu cầu phải tìm ra tỷ lệ tối thiểu IRR. Bất kỳ dự án nào có IRR cao hơn tỷ lệ hoàn vốn bắt buộc có thể được chấp nhận.

Phương pháp này cũng hữu ích trong việc đánh giá các chương trình mua lại cổ phiếu. Nó được so sánh với tỉ lệ lợi nhuận hiện hành trên thị trường chứng khoán. Nếu không có dự án nào có IRR cao hơn khoản lợi nhuận phát sinh trong thị trường tài chính, công ty sẽ đầu tư khoản thu nhập giữ lại vào thị trường chứng khoán.

4.1.1 IRR So Với Lãi Gộp Hàng Năm

Lãi gộp hàng năm (Compound annual growth rate – CAGR) đo lường lợi nhuận đầu tư trong một thời gian xác định. IRR cũng là tỷ lệ hoàn vốn nhưng nó linh hoạt hơn so với CAGR. CAGR có thể được tính toán đơn giản bằng cách sử dụng giá trị  ban đầu và cuối của dòng tiền. IRR xem xét tất cả các dòng tiền, phản ánh thực tế các dòng tiền vào và ra thường xuyên xảy ra khi đầu tư. Vì vậy IRR được sử dụng để đánh giá các khoản đầu tư phức tạp hơn. Nơi mà có rất nhiều dòng tiền vào ra khác nhau.

4.1.2 IRR So Với Tỉ Suất Thu Nhập Trên Đầu Tư

Tỉ suất thu nhập trên đầu tư (Return on Invesment – ROI) là tỷ lệ phần trăm tăng hay giảm của khoản đầu tư trong một khoảng thời gian xác định. Tính toán ROI sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào số liệu nào được đưa vào trong thu nhập và chi phí. Các khoản đầu tư dài hơn sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong việc xác định thu nhập, chi phí và các yếu tố khác như tỉ lệ lạm phát hoặc thuế suất. Việc ước tính thu nhập và chi phí là rất khó để ước tính chính xác. Vì thế IRR thường được ưa thích hơn so với ROI đối với các đầu tư dài hạn.

4.2 Điểm Yếu Của Phương Pháp Tỉ Suất Hoàn Vốn Nội Bộ

Khi chúng ta xem xét 2 dự án loại trừ lẫn nhau, dự án có IRR cao sẽ được ưa thích hơn. Thế nhưng phương pháp này không đủ để đưa ra quyết định đối với các dự án phải loại trừ nhau. Đối với trường hợp này, chúng ta nên tham khảo phương pháp NPV. Quyết định chính xác là chọn dự án có NPV cao hơn ngay cả khi nó có IRR thấp hơn so với dự án khác. IRR chỉ là thước đo tương đối của lợi nhuận. NPV mới đo lường được sự gia tăng tuyệt đối các giá trị của công ty.

Một dự án đầu tư có các dòng tiền âm rồi lại dương, tiếp đến là âm… nó có thể có nhiều hơn một IRR. Nếu phương pháp IRR chỉ được áp dụng, việc tồn tại nhiều IRR khác nhau sẽ khiến việc ra quyết định không chính xác. Trong trường hợp này, NPV sẽ đưa ra lời khuyên đầu tư chính xác vì nó có thể điều tiết các dòng tiền đặc biệt này.

Dòng tiền thường được tái đầu tư tại chi phí vốn, không cùng tỷ lệ mà nó được phát sinh từ đầu. Vì thế sẽ có sự thay đổi về chi phí vốn trong vòng đời của một dự án đầu tư. Trong khi phương pháp IRR lại giả định là tỷ lệ tăng trưởng được duy trì không thay đổi. Vì thế nó dễ dàng phóng đại khả năng sinh lời của một dự án. Phương pháp NPV sẽ được sử dụng để giải quyết các vấn đề này khi nó dễ dàng kết hợp với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu này.

Lời Kết

Sau khi tìm hiểu các phương pháp được sử dụng, NPV được coi là phương pháp có giá trị nhất trong việc đánh giá một dự án đầu tư. Do đó một công ty sử dụng phương pháp thẩm định đầu tư bằng chiết khấu dòng tiền sẽ thực hiện tốt hơn so với các công ty sử dụng các phương pháp đơn giản. Dự án đầu tư tốt nhất được lựa chọn sẽ tối đa hóa sự giàu có của các cổ đông.

Scroll to Top