cảm xúc là gì

Cảm xúc là gì và những cảm xúc THÚ VỊ của con người

Cảm xúc là gì? Những cảm xúc của con người có những điểm thú vị nào. Con người liệu có thể quản trị cảm xúc của bản thân không? Hoclamgiau sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.

1. Cảm xúc là gì

cảm xúc là gì

Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức về thái độ của chính mình đối với sự vật, sự việc. Là hiện thực khách quan với người khác và với bản thân. Cảm xúc hình thành song song với sự phát triển của con người như một điều tất yếu.

Cảm xúc được phân chia thành nhiều loại gồm: cảm xúc về tình cảm cảm xúc đạo đức, cảm xúc trí tuệ… Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối nghịch với nhau: yêu thương và thù hận, ưa thích và không ưa thích, quan tâm hay vô tâm, hạnh phúc và đau khổ,…

Cảm xúc là phản ứng của cơ thể, là sự rung động của con người trước tác động của ngoại cảnh. Có nghĩa là cảm xúc là yếu tố bên trong và chỉ xuất hiện khi yếu tố bên ngoài tác động.

2. Phân loại cảm xúc

2.1 Phân chia cảm xúc theo cường độ và thời gian

Tâm trạng là một trong những dạng phổ biến của các trạng thái cảm xúc con người. Có nhiều dạng tâm trạng khác nhau, chúng mang các đặc điểm như sau:

  • Cường độ yếu. Thời gian kéo dài nhất định.
  • Không rõ ràng, không có ý thức.
  • Mang tính chất phân tán đặc biệt.
  • Nguyên nhân gây nên tâm trạng: 
  • Do các quá trình, các trạng thái khác nhau của cơ thể ( vui, buồn, hạnh phúc…) 
  • Tâm trạng có đặc điểm của môi trường bên ngoài nơi con người sinh sống và làm việc
  • Do các đặc điểm tác động giữa con người với con người.
  • Do những ý nghĩ và và biểu tượng màu sắc cảm xúc của cá nhân.
  • Xúc động: khi các rung động cảm xúc xảy ra với cường độ cao và biểu hiện một cách đột ngột thì gọi là xúc động
  • Xúc động có những đặc điểm sau đây:
  • Rung động cảm xúc biểu hiện ra bên ngoài một cách mãnh liệt.
  • Rung động xảy ra trong một thời gian ngắn với những đặc điểm riêng.
  • Rung động cảm xúc không có ý thức ở mức đáng kể.
  • Sự rung động của cảm xúc đều có khả năng lan tỏa.

2.2 Cảm xúc tích cực và tiêu cực 

cảm xúc đau khổ

Cảm xúc có thể chia làm hai phần cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tích cực có thể kể như: yêu, thích, vui vẻ, hài hước, hưng phấn, hạnh phúc… Các cảm xúc tiêu cực như: giận dữ, sợ hãi, ghét bỏ, lo lắng…

Cảm xúc tiêu cực thường được nhận xét là loại cảm xúc xấu. Tuy nhiên, nếu nói về phạm trù cảm xúc  thì nhận xét đó chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo góc nhìn khác nhau thì bạn sẽ đưa ra đánh giá khác nhau.

3. Tại sao chúng ta cần quản trị cảm xúc

Cảm xúc có một sức mạnh đối với suy nghĩ của chúng ta, như vậy cảm xúc của chúng ta đang đặt nền tảng cho suy nghĩ. Vì vậy chúng ta cần phải quản lý cảm xúc để đưa ra những suy nghĩ và những quyết định đúng đắn.

Thực tế là cảm xúc sẽ xuất hiện trước nhận thức ( tức là trước những suy nghĩ). Cảm xúc ảnh hưởng và kích hoạt các phản ứng hành vi ngay lập tức trong vài giây. Cảm xúc sẽ hỗ trợ việc ra quyết định, phục vụ như một nguồn động lực để lựa chọn và có hành động phù hợp.

Bạn cần phân biệt giữa quản trị cảm xúc và đè nén cảm xúc. Đè nén là ép xuống, nén thật chặt không cho cảm xúc bộc lộ hay vùng dậy. Vì vậy, đè nén cảm xúc không phải là quản trị cảm xúc. Quản trị cảm xúc là cách ta cho cảm xúc thể hiện ở mức độ vừa phải. Để ta quản lý tốt cảm xúc của mình, đầu tiên ta học cách quan sát những trải nghiệm và hiểu những cảm xúc ta đang trải qua. Trước tiên chúng ta phải phân tích cảm xúc của bản thân thay vì cố gắng từ chối hoặc thay đổi cảm xúc.

Không phải tất cả những cảm xúc tiêu cực đều xấu. Chúng ta hoàn toàn có thể biến đổi những cảm xúc khó chịu thành những cảm xúc dễ chịu hơn.

>> Bạn có muốn xem thêm bài viết Kiểm soát cảm xúc là gì và học cách làm chủ cảm xúc

4. Các đặc điểm thú vị của cảm xúc con người

4.1 Chúng ta tồn tại và phát triển bởi cảm xúc

Cảm xúc tập trung mọi sự chú ý để giúp ta có những hành động cụ thể. Những cảm xúc của con người đều có mục đích khác nhau. Ví dụ như ” Giận dữ” là cảm xúc cho thấy việc bạn đang làm hay muốn làm bị ngăn cản hay phản đối, cảm giác giận dữ khiến bạn chú ý đến đối tượng đang phản đối và ngăn cản mình, điều đó dẫn đến những phản ứng chống lại của bản thân, giận dữ cũng có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực, cơn giận sẽ đưa ta đến tình trạng mất kiểm soát bản thân dẫn đến có thể mất lý trí.Vì vậy, ta cần bình tĩnh để tìm giải pháp để giải quyết.

Ví dụ khác về cảm xúc vui vẻ: khi vui ta thường có động lực và  nắm bắt những cơ hội để thực hiện những mục tiêu đã và đang đề ra. Khi vui ta còn có cảm giác cuộc đời này đáng sống và thật nhiều ý nghĩa . Cảm xúc vui vẻ là động lực để chúng ta tiếp tục tìm kiếm và những điều tốt đẹp nhiều hơn nữa.

4.2 Những cảm xúc của con người có tính lan truyền 

Cảm xúc cũng có thể ” lây lan” từ người này sang người khác, giống như vi rút vậy,  bạn đang giao lưu hoặc tương tác với một người hay một nhóm bạn có thể” lây ” cảm xúc hoặc ngược lại bị” lây” cảm xúc. Nguyên nhân cũng có thể liên quan đến quá trình tiến hóa của con người. Từ thời xa xưa khai thiên lập địa, con người sống theo nhóm để tồn tại. Bởi vì tập tính bầy đàn mà cảm xúc có sức lan truyền mạnh mẽ từ người này sang người khác.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cảm xúc của con người, bạn cũng biết được cảm xúc là gì? Mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau gìn giữ những cảm xúc tốt đẹp, quản trị cảm xúc để ngày càng trưởng thành hơn.

Scroll to Top