Cuộc Đời và Sự Nghiệp Steve Jobs – Sức Mạnh của Sự Khác Biệt

Cuộc đời cha đẻ điện thoại thông minh, người đã trở thành huyền thoại trong giới công nghệ như thế nào?

Cuộc Đời và Sự Nghiệp Steve Jobs đầy sóng gió

Ông sinh ngày 25/2/1955 tại San Francisco, Hoa Kỳ. Steve Jobs là kết quả từ mối tình bị ngăn cấm vì cha ông theo đạo Hồi và từ Syria. Do vậy cha mẹ đẻ ông quyết định cho người khác nhận nuôi Steve Jobs.

Sau đó, ông được nhận nuôi bởi Paul Reinhold Jobs và Clara Jobs. Theo yêu cầu của mẹ đẻ , thì cha mẹ nuôi phải cho ông vào đại học. Bởi bà thật sự mong muốn tương lai con mình được đảm bảo.

Việc Học Đại Học là Thực Sự Vô Ích ?

Khi lớn, cha mẹ nuôi của ông đã thực hiện lời hứa cho Steve Jobs học tại một trường đại học tư nhân. Tuy nhiên, mức học phí đắt đỏ và thấy đại học không mang đến tương lai. Nên ông đã bỏ học ngay năm đầu tiên.

Trong lần diễn thuyết ở đại học Stanford, ông cho hay “Tôi đã rất ngây thơ khi chọn trường đại học danh giá ngang hàng Stanford.”

“Tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ đã phải dành để đóng học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi chẳng thấy được ích lợi gì từ việc học đại học. Tôi chẳng có câu trả lời nào về việc sẽ làm gì với cuộc đời mình. Và tôi tin rằng trường đại học chẳng thể trả lời giúp tôi câu hỏi đó. Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tin rằng mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp thôi”.

Theo Đuổi Thứ Bạn Thích là Quan Trọng

Dù ông rất vất vả trong chặng đường đến thành công. Nhưng Steve Jobs chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định bỏ học ngày xưa. Không có nghề nghiệp, bỏ học giữa chừng, ông đã phải ngủ trên sàn nhà của bạn học. Thậm chí còn phải đi bộ rất xa để xin thức ăn từ một tổ chức từ thiện. Thời gian ấy, Steve Jobs dù bỏ học nhưng ông vẫn tìm đến dự thính tại những lớp học mà ông yêu thích.

Steve Jobs cho rằng : “Đó thực sự là một khoảng thời gian đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đó lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Ngay khi bỏ học, tôi đã từ bỏ những môn học mà mình không yêu thích. Thay vào đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những môn học khác có vẻ thú vị hơn”.

Thời điểm này, ông vừa học vừa làm thêm nhiều việc khác nhau để kiếm sống. Các khoá học mà ông tham gia đều là những lớp ngắn hạn nhưng nó đã hỗ trợ cho ông rất lớn trong công việc sau này.

Chơi Ma Túy

Đến năm 1974, ông quay lại quê nhà và được hãng game Atari chấp nhận vào làm việc. Tại đây, ông gặp được người bạn Wozniak, người cùng ông sáng tạo game Pong. Cả hai nhận được một khoản tiền khá lớn từ trò chơi này và Steve Jobs dùng phần lớn số tiền để hành hương đến Ấn Độ.

Quãng thời gian ở Atari, Steve Jobs mắc phải tệ nạn rất phổ biến ở thung lũng silicon đó là chơi cần sa, ma túy LSD. Bản thân ông thừa nhận “Tôi thường ăn LSD với đường hay trộn trong hỗn hợp gelatin, khi ở một mình. Tác dụng của cần sa giúp tôi thư giãn và sáng tạo hơn”. Đến năm 1977, ông cũng đã từ bỏ được thói quen chơi ma túy của mình.

Rồi Thất Bại

Đến năm 1976, ông xảy ra mâu thuẫn với công ty Atari về khoản tiền mà mình nhận được. Ông rời khỏi công ty cùng với Wozniak thành lập Apple tại một gara cũ của bố mẹ. 10 năm ròng rã nỗ lực, ông đã biến Apple từ một công ty nhỏ bé thành một doanh nghiệp trị giá 2 tỷ đô la nhưng rồi ông bị sa thải.

Ngẫm lại sự kiện này, ông cay đắng “ Chúng tôi vừa mới phát hành sản phẩm đột phá nhất, máy tính Macintosh, 1 năm trước đó và tôi mới chỉ bước sang tuổi 30. Rồi tôi bị sa thải. Làm sao bạn lại bị sa thải từ một công ty mà bạn sáng lập chứ?”.

Câu chuyện diễn ra vào năm 1983, Steve Jobs cố gắng mời John Sculley về làm việc tại Apple. Khi đó, John Sculley đang giữ chức vụ cao tại Pepsi. Thì Steve Jobs đã thuyết phục “ ông muốn suốt đời đi bán nước đường hay đi cùng tôi và thay đổi cả thế giới”. 3 năm sau khi John Sculley đến Apple, Steve Jobs và John Sculley đã từng phối hợp rất ăn ý . Và là cặp đôi nổi tiếng nhất thời điểm đó.

Bị đuổi khỏi chính Công Ty Của Mình

Thất bại của Steve Jobs trong việc đưa sản phẩm Macintosh Office ra thị trường đã khiến câu chuyện trở nên tồi tệ. Số lượng sản phẩm Macintosh bán được khá thấp. Và Steve Jobs muốn giảm giá bán, tăng cường hoạt động quảng cáo. Ông chấp nhận từ bỏ dòng sản phẩm này. Nhưng Sculley không đồng ý vì cho rằng lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Tin xấu là hội đồng quản trị đứng về phía Sculley và sa thải Steve Jobs chỉ ít lâu sau đó.
Bị sa thải khỏi Apple đã khiến ông sốc nặng “Những gì từng quan trọng trong cả đời tôi đã biến mất, chúng đã bị phá hủy.

Trong vài tháng, tôi không biết mình phải làm gì. Tôi cảm thấy như mình đã khiến các thế hệ trước phải thất vọng. Và rằng, tôi đã đánh rơi lá cờ của cuộc chơi khi nó được chuyển đến tay tôi. Tôi đã thua một cách rõ ràng và thậm chí tôi đã có ý định bỏ cuộc”.

Sức Mạnh của Sự Khác Biệt đã thay đổi Thế Giới

Dù thất bại thê thảm, thế nhưng Steve Jobs đã không sụp đổ. Ông bắt đầu lại một lần nữa và nhận ra thất bại ở Apple cũng giúp ông rất nhiều. Ông cho hay “tôi bị cự tuyệt nhưng tôi vẫn yêu mọi thứ. Vì vậy tôi bắt đầu lại từ đầu.

Khi đó tôi thấy hóa ra việc bị Apple sa thải lại là một việc tốt nhất mà tôi từng có. Thay thế cho áp lực buộc phải thành công là tinh thần nhẹ nhõm khi bắt đầu lại từ đầu. Và khi không còn chắc chắn về mọi thứ thì tôi được giải phóng. Và từ đó tôi bước vào một trong những giai đoạn sáng tạo nhất của cuộc đời.

Thành Lập Next

Trong 5 năm, ông thành lập Next một công ty chuyên sản xuất và lập trình máy trạm. Công ty mà với sức mạnh của sự khác biệt đã tạo ra nền tảng cho hệ điều hành Mac iOS sau này. Ông cũng sáng tạo nên những giao diện đẹp mắt và có tính trải nghiệm cao. Những giá trị cốt lõi này đã giúp Apple vực dậy khỏi tình trạng sắp phá sản khi Apple mua lại Next.

Ông còn thành lập hãng phim hoạt hình Pixar với bom tấn Toy Story. Pixar cũng được Walt Disney mua lại và Steve Jobs trở thành một cổ đông lớn của hãng phim này.

Dưới sự lèo lái của Steve Jobs, thì Apple đã trở thành một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong giới công nghệ. Những sản phẩm của hãng luôn thể nghiệm sự đẳng cấp. Chúng được tạo ra bởi sự sáng tạo và khác biệt. Macbook, đến iPhone đều gặt hái được thành công rực rỡ không chỉ ở nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới.

Thời Gian Có Hạn, Hãy Can Đảm Nghe Theo Trái Tim và Trực Giác

Những năm cuối đời, ông bị hành hạ bởi căn bệnh ung thư tuyến tụy. Nhưng chưa bao giờ ông để chúng giết chết ước mơ của mình, ông nói “Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác.

Đừng để bị mắc kẹt trong những giáo điều, đừng sống theo cách nghĩa của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu. Và đừng để nó lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều là thứ yếu.

Dù ông hiện tại đã qua đời, nhưng cái bóng và sức ảnh hưởng của ông đến Apple nói riêng và giới công nghệ nói chung vẫn còn mãi.

Sau cùng, câu chuyện cuộc đời và sự nghiệp Steve Jobs vẫn mãi là hình tương cho tinh thần Mỹ, tinh thần khởi nghiệp. Ông đã sống trọn vẹn như chính lời nói “ Nếu mỗi ngày đều sống như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”.

Ròm – 2PM, 20/04/2019

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top