Colonel Sanders

Câu chuyện thành công của kẻ thất bại ở tuổi 65 – ông chủ KFC Harland Sanders

Thành công của kẻ thất bại ở tuổi 65 như ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ khởi nghiệp hôm nay và mai sau. Ông đã phấn đấu để sở hữu cho mình một nhà hàng với tên gọi KFC. Và sau này tên tuổi của nó sau này đã vượt ra xa khỏi biên giới của nước Mỹ.

Harland Sanders còn được biết đến với tên gọi đại tá Sanders. Ông là một doanh nhân nổi tiếng có công trong việc sáng tạo ra món gà rán của chuỗi nhà hàng KFC. Vào lúc ông còn giữ quyền chi phối KFC, chuỗi nhà hàng này đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Mỹ và có mặt ở một số quốc gia.

Tuy KFC có hệ thống rộng lớn nhưng việc điều hành KFC, ông chỉ thực hiện một mình. Khi bước sang tuổi 73, ông cảm thấy quá sức với tình trạng sức khỏe hiện tại nên đã nhượng quyền chuỗi nhà hàng KFC với mức giá 2 triệu USD.

1 tiệm KFC ở Sài Gòn
1 tiệm KFC ở Sài Gòn
thực đơn KFC ở Việt Nam
thực đơn KFC ở Việt Nam

Ông vẫn được tiếp tục là đại sứ thương hiệu cho nhà hàng KFC. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp hình ảnh một ông già với râu tóc bạc đang mỉm cười hiền hậu trên logo KFC. Đó chính là hình ảnh của đại tá Sanders.

Ông là một minh chứng cho khát vọng thành công của kẻ thất bại. Sự kiên trì và quyết tâm sẽ dẫn đường cho thành công dù bạn ở bất cứ độ tuổi nào đi chăng nữa. Hiện nay KFC hiện có 1 chuỗi gồm hơn 20 cửa hàng khắp cả nước Việt Nam.

Tuổi thơ đầy khốn khổ cùng sự nghiệp đáng nguyền rủa

Đại tá Sanders sinh ngày 9/9/1890 tại Henry Ville thuộc Indiana, Hoa Kỳ. Ông mồ côi cha từ rất sớm, ông phải chăm sóc những đứa em nhỏ của mình trong khi bạn của ông vất vả làm việc để nuôi sống gia đình.

Với gia cảnh không mấy khá giả, Sanders phải đi làm từ rất nhỏ nhằm phụ đỡ cho kinh tế gia đình. Ông bắt đầu làm việc tại nông trại từ khi 10 tuổi với mức lương ít ỏi 2 đô mỗi tháng. Hai năm sau, mẹ ông tái giá và Sanders không mấy hòa hợp với người cha dượng mới của mình. 16 tuổi, ông bỏ học và đi khắp nơi tìm kiếm việc làm.

Những năm sau đó, Sanders thường xuyên chuyển việc làm. Học trải qua rất nhiều có gì khác nhau như bồi bàn, lái phà trên sông Ohio, nhân viên hoả xa, bán vỏ xe, bán bảo hiểm. Ông thường xuyên bị thôi việc do những xích mích với khách hàng, lúc thì tranh cãi với chủ. Đến năm 17 tuổi, ông bị cho thôi việc đến 4 lần.

Ông cũng từng đi lính với nhiệm vụ dọn phân chuồng ngựa. Nhưng không được bao lâu, ông lại bị sa thải. Cũng ý thức được công việc lao động chân tay vốn không có tương lai, Sanders nộp đơn vào trường luật và tiếp tục bị từ chối.

Ông không hề từ bỏ và tiếp tục việc học luật bằng phương pháp học từ xa. Sau khi tốt nghiệp, ông đến làm việc cho một văn phòng luật được một thời gian ngắn, rồi bị sa thải bởi xích mích với thân chủ của mình.

Kẻ thất bại vĩ đại

Colonel Sanders - ở khu vực bếp
Colonel Sanders – ở khu vực bếp

Không chỉ là một kẻ thất bại trong cuộc sống, Sanders cũng là kẻ thất bại trong tình yêu. Sanders biết yêu từ rất sớm và ông kết hôn với Josephin King năm ông 18 tuổi. Tưởng chừng như hạnh phúc gia đình đã đến với người đàn ông cùng khổ này khi vợ ông sinh một bé gái một năm sau đó.

Hạnh phúc lại trở nên quá xa xỉ với Sanders bởi đau khổ và khó khăn. Vì không chịu nổi hoàn cảnh sống quá mức cơ cực, vợ ông yêu cầu li dị và mang theo cả đứa con gái vừa tròn một tuổi. Gia đình nhỏ của Sanders đã tan vỡ.

Quá nhớ và thương con gái, Sanders lên kế hoạch bắt cóc con gái của chính mình. Khi không còn gì để mất khiến ông trở nên liều lĩnh. Trớ trêu thay, kế hoạch bắt cóc con của Sanders cũng thất bại nốt. Nhưng có lẽ chính tình cảm chân thành mà ông dành cho con đã khiến vợ ông quyết định quay trở về.

Năm ông 40 tuổi, ông đến Kentucky và mở một tiệm tạp hóa nhỏ bên trong trạm xăng. Để kiếm thêm, Sanders nấu món gà rán và bán cho khách dừng chân. Lúc đầu, tiệm của ông rất chật hẹp và khách phải đứng để ăn. Dần dà món ăn của ông được nhiều người biết đến và ông quyết định mở nhà hàng tại nhà trọ gần đó. Những năm tiếp theo, ông say mê với công việc nấu nướng và tìm ra bí quyết của món gà rán KFC nổi tiếng sau này.

Nhà cầm quyền thành phố cũng rất ưu ái với món ăn địa phương của ông và dành tặng Sanders quân hàm đại tá danh dự. Tuy nhiên, một lần nữa may mắn lại không tiếp tục mỉm cười với Sanders. Chính phủ quyết định qui hoạch đường sắt tại nơi mà nhà hàng của Sanders đang ăn nên làm ra.

Thất bại ở tuổi 65

Việc thi công làm khách hàng ngán ngẩm và không đến quán của Sanders nữa. Doanh thu sụt giảm cùng khoản tiền mượn trước đó để thuê mặt bằng khiến ông phải bán nhà hàng và tay trắng sau khi trả nợ.

Nghỉ hưu ở tuổi 65, chính phủ Mỹ cho rằng Sanders không thể tự lo cho chính mình và gửi 105 Usd trợ cấp mỗi tháng cho Sanders. Gia đình ông lại rơi vào tình cảnh khó khăn.
Nếu là một người vô trách nhiệm thì có lẽ Sanders đã không cảm thấy xấu hổ và đau rát đến vậy.

Cầm những đồng tiền trợ cấp, ông ngồi xuống một gốc cây và nghĩ về cuộc đời cay đắng của mình. Phải chăng Chúa đã từ bỏ ông khi mà tất cả những cố gắng đều trôi theo dòng nước. Ông không có gì, ông thất bại từ cuộc sống cho đến gia đình, những suy nghĩ tiêu cực nảy mầm khiến ông muốn tự sát.

May mắn thay, Sanders đã suy nghĩ lại và không làm điều đó.

tiệm KFC đầu tiên

Ông nhận thấy, điều thành công duy nhất trong cuộc đời mình đó là khả năng nấu ăn. Ông dùng khoản tiền trợ cấp ít ỏi của mình để mua các nguyên liệu và dụng cụ nấu ăn. Không còn tiền, Sanders nghĩ đến nhượng quyền công thức gà rán của mình.

Ban đầu, Sanders mang theo một chiếc nồi áp suất, đi khắp các nhà hàng trong khu vực và đề nghị nấu thử. Ông đề nghị mức phí 5 cent trên mỗi miếng gà bán từ bí quyết mà ông cung cấp và những chủ nhà hàng đã không mấy mặn mà với lời đề nghị này. Sanders bị từ chối 1009 lần cho đến khi nhận được sự đồng ý.

Thành công đến với người kiên trì

Colonel Sanders - khai trương tiệm KFC
Colonel Sanders – khai trương tiệm KFC

Món gà ngon vô cùng, mọi người biết đến ông nhiều hơn và tìm đến xin phép được nhượng quyền thương hiệu. Có hơn 600 nhà hàng trên khắp đất Mỹ và Canada chấp nhận nhượng quyền thương hiệu gà rán của ông, chỉ tính đến năm 1953.

Để quản lí các cửa hàng nhượng quyền của mình, ông đã đi chặng đường 250.000 dặm mỗi năm. Ông rất lưu tâm đến chất lượng món ăn và sự hoàn hảo trong cung cách phục vụ khách hàng. Chính điều này khiến KFC phát triển với tốc độ chóng mặt.

Nhiều năm phát triển đứa con của mình, Sanders nhận ra tình trạng sức khỏe của mình đã không đủ đáp ứng việc quản lí. Nhưng ban đầu ông cũng không muốn giao đứa con này cho đơn vị khác bởi ông nghĩ họ sẽ không làm tốt.

Tuy nhiên, khi ông 73 tuổi, nhà đầu tư Jack C.Massey cùng luật sư John Y. Brown đã thành công thuyết phục ngài đại tá nhượng lại thương hiệu gà rán. Những năm sau đó, đại tá Sanders trở thành đại sứ thương hiệu cho gà rán KFC mà không nhận cổ phần.

Câu chuyện về cuộc đời của Sanders – ông chủ KFC – đã để lại bài học quý giá về tinh thần cầu tiến, sự kiên trì dù gặp phải nghịch cảnh. Những sóng gió trong cuộc đời đã không thể ngăn cản Sanders trở nên giàu có và nổi tiếng. Ông đã mất hơn 30 năm nhưng ông vẫn sống mãi trong lòng mọi người với hình ảnh hiền hậu mà nhẫn nại trên logo của KFC.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top