can-co-ky-nang-gi-cho-cong-viec

Kỹ năng mềm | Bạn có thật sự hiểu về nó

ky-nang-mem-ban-thuc-su-hieu-dung-ve-no

Để tìm được một công việc ưng ý trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay không hề đơn giản. Ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, hầu hết các nhà tuyển dụng ưu tiên các ứng viên có nhiều kỹ năng mềm. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cực kỳ bổ ích về kỹ năng mềm nhé!

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng đối mặt với thử thách, giao tiếp, lãnh đạo, cách bạn làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…

Sự khác biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt và giàu có chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, và 75% sự thành công còn lại của họ chính là xuất phát bởi bí quyết họ sở hữu  những kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà chỉ riêng người này hay người kia mới có. Chúng được tạo ra từ quá trình học tập và tích lũy của bạn.

Chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba, nhà thương thuyết nổi tiếng hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

tam-quan-trong-cua-ky-nang-mem

Kỹ năng mềm ngày được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít được giới sinh viên và phụ huynh nhắc đến. Bạn là một người đang có rất nhiều dự định và kế hoạch cho tương lai của chính bản thân mình và người thân, kỹ năng mềm có thực sự quan trọng đối với bạn ?

Bạn có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành công? Bạn có biết chỉ 30% người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống? Tại sao thanh niên Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng đến khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị (theo Wikipedia). Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tình, siêng năng hay bản tính thoải mái cũng là những nhân tố quan trọng để tạo nên sự thành công trong nghề nghiệp cũng như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc của bạn sau này (theo BWPortal).

Những kỹ năng mềm mà bạn cần trang bị

 

Bạn cần học cách tự tin và luôn giữ tinh thần lạc quan cùng ý chí chiến thắng

 

Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Với tinh thần luôn luôn lạc quan không ngại khó khăn này có thể giúp bạn phát triển trong công việc trên một chặng đường dài.

di-tu-nhung-cai-nho-nhat-nhat

Chính cái nhìn lạc quan trong mọi hoàn cảnh dẫn đến một thái độ lạc quan và là một điều vô cùng đáng quý trong môi trường làm việc bởi một thái độ lạc quan sẽ đánh bại mọi suy nghĩ bi quan nên bạn hãy học cách suy nghĩ lạc quan để lan tỏa sức mạnh đến với mọi người xung quanh.

Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

Kỹ năng giao tiếp

Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe không? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng.

Chắc hẳn các bạn cũng biết, sở hữu một kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh cực kỳ nổi trội trong công việc đối với bất cứ ai. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày – có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác. Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại.

Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

lang-nghe-la-mot-nghe-thuat

Nếu bạn thiếu ngoại ngữ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm việc ở các công ty lớn. Nếu bạn thiếu bằng cấp, bạn khó thăng tiến ở những bậc cao hơn. Nhưng nếu bạn thiếu kỹ năng giao tiếp, bạn có thể sẽ bỏ lỡ tất cả: từ cơ hội nghề nghiệp bởi không ai lại tuyển dụng một người nói ấp úng hoặc mãi không nói nên lời hay những mối quan hệ và cơ hội kể cả trong công việc lẫn trong cuộc sống để bạn được chứng tỏ bản thân mình .

Nếu bạn chưa thực sự tự tin với việc ăn nói, diễn đạt và giao tiếp với người khác, hãy tìm hiểu thêm về các phương pháp cải thiện kỹ năng này thông qua các lớp đào tạo và kích thích khả năng giao tiếp ứng xử của bạn

Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu

Bạn năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc? Bạn sẽ đảm nhận giải quyết công việc hay “nhường phần” cho người khác? Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc.

Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng. Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện rằng bạn thực chất là một người có rất nhiều kĩ năng trong công việc. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới

Kỹ năng làm việc nhóm

lam-viec-nhom

Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?

– Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

– Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm?

Hãy luôn là người sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể bởi càng thêm nhiều mối quan hệ, bạn càng có thêm nhiều cơ hội mới. Cùng với đó, bạn nên luyện tập cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện suy nghĩ ấy bằng ngôn ngữ hành động ra sao

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới?

Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó. 

Kỹ năng tiếp nhận và học hỏi

Bạn có thể biến những lời phê bình thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân? Bạn có thể học hỏi và tự phát triển để trở thành một người chuyên nghiệp? Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng.

ky-nang-lam-viec-nhom-hieu-qua-nhat

Khả năng giao tiếp, ứng xử trước lời phê bình của người người khác chính là điều người khác nhìn nhận vào bạn về thái độ sẵn sàng sửa lỗi sai của bạn. Đồng thời, người có khả năng chỉ ra những lỗi sai và đưa ra nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém.

Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ cố chấp chối bỏ đi những lời phê bình mang tính xây dựng của người khác bởi nó ít nhất cũng có ích một phần để bạn có thể thay đổi. Hãy thể hiện một cách thật chân thành và khéo léo mỗi khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác.

Hãy học cách chú ý vào phản ứng của người nghe và dự đoán xem họ nghĩ gì để có được cách nói phù hợp nhất với tính cách của họ.

Hãy thúc đẩy bản thân đừng trì trệ và dẫn dắt mọi người cùng tiến lên

Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc có tính chất lặp đi lặp lại khiến bạn cảm thấy nhàm chán.

Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

Có cái nhìn tổng quan 

quan-tam-va-lang-nghe-moi-thu

Một người có cách nhìn thâu tóm trong công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông.

Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng

Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng. Sự căng thẳng có thể xuất phát từ áp lực thi cử, mối lo về tiền bạc hay quan hệ trong gia đình, quan hệ ở trường học, bạn bè, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì thế kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết.

Một khi thích nghi với sự căng thẳng, lo âu sẽ giúp cho những người trẻ có suy nghĩ tích cực dù khó khăn, dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực. Nếu làm được điều đó, sự căng thẳng trong giao tiếp giữa việc học tập, tình bạn hay tình yêu, mối lo về những ngày đi thực tập sẽ biến mất đi khiến cuộc sống của bạn sẽ luôn tươi mới.

Mong rằng những thông tin về kỹ năng mềm ở bài viết sẽ là thông tin giúp ích cho bạn phát triển bản thân một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Mời bạn ghé đọc Làm giàu với chuẩn mực văn hóa làm việc 996 ? để trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng mềm quan trọngtrong làm giàu nhé!

Scroll to Top