ty-phu-long

Trần Đình Long tỷ phú thế giới và những phát ngôn đanh thép

Trần Đình Long là ai mà nằm trong top những tỷ phú giàu nhất thế giới do tờ tạp chí nổi tiếng “Forbes” bầu chọn? Ông là doanh nhân, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng hay người thừa kế? Những phát ngôn đanh thép khiến nhiều người phải kính nể của ông là gì?

Tóm tắt tiểu sử của tỷ phú Trần Đình Long

tran-dinh-long-ty-phu-the-gioi

Trần Đình Long sinh ngày 20/2/1961. Quê quán: Hải Dương.

Mẹ ông là bà Đỗ Thị Giới. Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền. Con trai: Trần Vũ Minh.

Cư trú hiện nay: Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trình độ học vấn: Cử nhân kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, tốt nghiệp năm 1986

Quá trình công tác:

  • 1992 – 1996: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.
  • 1996 – 2005: Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.
  • Hiện nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Tài sản: 13.020 tỷ (sở hữu 700000 cổ phiếu HPG). Ông Trần Đình Long nằm trong số những tỷ phú USD vừa bị ảnh hưởng tài sản lớn do dịch bênh covid 19 trong năm 2020.

2. Sự nghiệp của Trần Đình Long

Trần Đình Long đang giữ cương vị chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát – một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Trong giới doanh nhân ông được biết đến với rất nhiều danh xưng đáng nể như “Vua thép”, “tỷ phú USD”, “đại gia chứng khoán”…

Trần Đình Long được gọi là “Vua thép” khi đang trên cương vị Chủ tịch HĐQT Hòa Phát. Tập đoàn này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: sắt thép xây dựng, ống thép và tôn mạ, nội thất, bất động sản, nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi… Nhưng sản xuất thép vẫn chiếm tỷ trọng 80% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Hiện nay, Hòa Phát là đã trở thành doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 22% và 26%.

Năm 2016, ông được coi là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết. Đến tháng 3 năm 2020, Trần Đình Long vẫn tiếp tục giữ ngôi vị người giàu thứ ba trên thị trường chứng khoán.

tran-dinh-long-la-ai

Năm 2018, chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long nắm giữ trong tay 381.557.138 cổ phiếu HPG, chiếm tỷ lệ 25,15% vốn điều lệ công ty. Tại thời điểm giao dịch được thực hiện (ngày 24/4/2018), cổ phiếu HPG có giá 56.000 đồng/cổ phiếu thì ước tính khối lượng cổ phiếu mà Trần Đình Long nắm giữ có giá thị trường khoảng hơn 21.367 tỷ đồng. 

Tháng 3/2018, doanh nhân giàu có Trần Đình Long còn được tạp chí danh tiếng của Mỹ Forbes đưa vào danh sách “tỷ phú USD” giàu nhất thế giới đứng thứ 1.756 trên bảng xếp hạng với khối tài sản lên đến 1,3 tỷ USD. Đồng thời, ông Long cũng là tỷ phú USD đứng thứ 4 tại Việt Nam sau doanh nhân Phạm Nhật Vượng (4,3 tỷ USD), CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (3,1 tỷ USD) và ông chủ Thaco Trần Bá Dương (1,8 tỷ USD).

>> Có lẽ bạn muốn xem thêm Nguyễn Đăng Quang tỷ phú sáng lập tập đoàn Masan là ai

Trần Đình Long là một doanh nhân giàu khét tiếng nhưng không thích sự ồn ào, ít xuất hiện trên mặt báo. Ngay cả trên thương trường cũng khá kín tiếng, các cổ đông trong công ty chỉ có thể gặp ông mỗi năm 1 lần trong cuộc họp thường niên (đại hội cổ đông). Nhưng họ đều kính nể tài lãnh đạo của vị tỷ phú đúng chất thép này.

Ông Long được nhận xét là người có vẻ ngoài thân thiện, điềm tĩnh nhưng cách giải quyết công việc vô cùng quyết liệt, dứt khoát và có tầm nhìn. Theo kể lại trong đại hội cổ đông, không ít lần các cổ đông Hòa Phát tranh cãi gay gắt với ban lãnh đạo về kế hoạch kinh doanh và chế độ thù lao. Nhưng sau đó những bất đồng thường được giải quyết êm ái nhanh chóng với những lời giải thích cặn kẽ, có lý có tình của người đứng đầu tập đoàn Hòa Phát.

3. Trần Đình Long với những phát ngôn mang chất thép và có tầm

“Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”

Đây là một câu nói để lại ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà đầu tư trong đại hội cổ đông diễn ra hàng năm. Nó thể hiện tính cách dứt khoát và quyết liệt của nhà lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn Hòa Phát – ông Trần Đình Long.

Vào đại hội cổ đông được diễn ra hàng năm của Hòa Phát, các cổ đông mới được nhìn thấy, tiếp xúc và làm việc lâu nhất với ông Long. Mặc dù cuộc họp năm nào cũng đông nghịt các nhà đầu tư dài hạn của tập đoàn nhưng vị chủ tịch này vẫn nhớ mặt từng cổ đông đó.

Trong các cuộc họp thường niên, năm nào không khí tranh luận cũng diễn ra rất căng thẳng nhưng ông Trần Đình Long vẫn luôn nắm tầm kiểm soát. Tại một buổi họp, các cổ đông tỏ vẻ không hài lòng về vấn đề công ty đặt kế hoạch kinh doanh thấp và tranh cãi ầm ĩ.  Nhà lãnh đạo cao nhất của tập đoàn đã lên tiếng: “Chúng tôi luôn thận trọng trên cơ sở tính toán kỹ càng. Không nói thì thôi, nói ra rồi thì phải đạt được”. Một câu nói mang tính trách nhiệm cao trong công việc nhưng vẫn chưa thể xoa dịu được các cổ đông.

Sau đó, ông quyết định ngay trong đại hội là tăng kế hoạch lợi nhuận và không ai tranh cãi gì thêm. Nhiều người trong cuộc họp suy nghĩ: quyết định này liệu quá mạo hiểm vì sẽ tạo áp lực cho bộ máy sản xuất của Hòa Phát. Nhưng tất cả đã đều nằm trong dự kiến chiến lược của vị chủ tịch này.

“Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng”

Ông Trần Đình Long được đánh giá là một nhà lãnh đạo có chiến lược kinh doanh thận trọng, chắc chắn và có tầm nhìn xa trông rộng. Mọi quyết định ông đưa ra đều có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và mang tính chất phát triển lâu dài. Một người được tiếp xúc và làm việc với vị tỷ phú này có nói: “Nếu như người ta chơi cờ tính được 3-5 nước đã là khủng khiếp thì ông Long được ví là người chơi cờ tính trước đến 20 nước”.

Luôn thận trọng trong kinh doanh là chiến lược lâu dài của ông Trần Đình Long

Và câu nói “Nếu thị trường có sập, Hòa Phát sẽ là người chết cuối cùng” đã miêu tả chân thật tính cách thận trọng và kỹ tính của nhà lãnh đạo thép này. Ông làm cho các cổ đông cảm thấy yên tâm khi quyết định hợp tác lâu dài với Hòa Phát. 

Những năm gần đây thị trường thép gặp phải nhiều biến động lớn nhưng “cỗ xe lu” Hòa Phát lại gây bất ngờ với kế hoạch doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng gần 3 lần so với năm 2016 – một năm được hưởng nhiều yếu tố thuận lợi đột biến. Ông Trần Đình Long đã đưa ra nhận định: “Vài năm nay, mọi người nhìn thép rất xấu, nhưng thép vẫn được coi là bánh mì của công nghiệp và tại những nước công nghiệp hoá mới như chúng ta, nhu cầu thép vẫn còn tăng”.

Do xuất thân từ vùng quê nghèo và từ hai bàn tay trắng làm nên tất cả nên vị chủ tịch này có những quan điểm trong cuộc sống cũng trong công việc rất đáng nể phục. Ông tâm sự: “Chúng tôi không tính kế hoạch trong điều kiện thị trường thuận lợi mà tính đến trường hợp thị trường xấu nhất, mình vẫn sống được”. 

“Tóm lại cứ làm điều mình thích thôi”

Quyết là làm và làm là phải tới chính là cách làm việc của doanh nhân Trần Đình Long. Ông làm vì đó là điều mình thích, mình muốn, mình đam mê chứ không nhất thiết vì tiền bạc. Trong một buổi phỏng vấn với nhà báo có tích dẫn lời của ông: 

Thực ra thì hằng ngày tôi làm chẳng nghĩ gì đến tiền đâu, và cũng chẳng biết bản thân có bao nhiêu tiền nữa. Không phải riêng tôi như vậy. Tôi đoán chắc rất nhiều người cũng như mình. Chúng tôi làm không phải là để cuối ngày nhìn lại những con số trên bảng chứng khoán hay trong két sắt, đúng không? Nói như vậy không phải vì khiêm tốn gì đâu, mà đó là sự thật”.

Và ông cũng đưa ra quan điểm sống của chính mình: “Tôi làm những cái mà tôi thích chứ không phải việc mình là tỷ phú hay là gì kia thì phải giống người ta. Tóm lại là cứ làm điều mình thích thôi!”.

Quan điểm này đúng với những gì ông đã và đang thể hiện. Họ nói nông nghiệp khó khăn những ông vẫn quyết định đầu tư và khẳng định sẽ kiên định đến cùng. Họ can ngăn ông mua máy bay nhưng hiện nay Trần Đình Long lại đang sở hữu cho mình 2 chiếc máy bay 6 chỗ và 12 chỗ.

ty-phu-tran-dinh-long

Vào năm 2010 ông chi mạnh tay cho việc mua sắm chiếc máy bay riêng 6 chỗ với chi phí lên đến gần 5 triệu USD (tương đương 96 tỷ đồng). Và trở thành người thứ hai tại Việt Nam công khai sở hữu máy bay riêng. Vì trước đó vào năm 2008, ông Đoàn Nguyên Đức – Hoàng Anh Gia Lai là người đầu tiên ở Việt Nam sắm phi cơ riêng Beechcraft King Air 350 trị giá 5,1 triệu USD.

Sau đó hơn năm, vị doanh nhân giàu có này lại tiếp tục tậu thêm cho mình chiếc trực thăng 12 chỗ mang mã VN-D668 hiện đại hơn so với cái trước và có khả năng bay xa hơn giúp ông chủ tập đoàn thép thực hiện chặng Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp nhiên liệu. 

Chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi hiện đại mới nhất của doanh nhân Trần Đình Long

Hiện nay, chiếc trực thăng của ông Trần Đình Long đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê với giá một đồng cho 1 năm sử dụng và hoàn toàn chỉ sử dụng cho mục đích công việc. Điều này dễ lý giải rằng tập đoàn Hòa Phát đang đầu đầu tư rất nhiều dự án trên khắp các tỉnh thành, việc có máy bay riêng sẽ giúp ông và ban lãnh đạo tiết kiệm thời gian di chuyển và có mặt kịp thời để xử lý các công việc phát sinh. 

Nếu thời gian còn quý hơn cả tiền bạc thì việc sở hữu một chiếc máy bay riêng ở nước ta, một đất nước cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển, sẽ mang lại cho người ta nhiều hơn cả tiền bạc.” Trần Đình Long là một doanh nhân có tầm nhìn sâu rộng.

4. Đoạn kết cho vị “Vua thép” của Việt Nam

Với 18 năm góp mặt trong ngành thép, Hòa Phát đúng với cái tên kỳ vọng “Hòa hợp và Phát triển” đã bức phá lên ngôi vị số 1 về sản xuất thép và ống thép xây dựng tại Việt Nam. Để đạt được thành công vang dội như ngày hôm nay thì sẽ luôn phải nhắc đến tài lãnh đạo xuất chúng, kiên định, dứt khoát của ông Trần Đình Long – chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát đồng thời cũng là một vị doanh nhân tài ba, giàu có của Việt Nam cũng như trên thế giới.

>> Bạn có thể đọc thêm bài viết Đặng Lê Nguyên Vũ sự nghiệp và thăng trầm cuộc sống để thấy tỷ phú cũng có cái khổ của nó!

Scroll to Top