Phạm Nhật Vượng - Tỷ Phú Đô La đầu tiên của Việt Nam

Bí ẩn phía sau Thành Công của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng

Những năm trước, Việt Nam được thế giới biết đến qua chiến tranh, họ luôn cho rằng Việt Nam chỉ gắn liền với nghèo đói. Tuy nhiên, có một người Việt đã đi vào lịch sử đất nước khi lần đầu tiên có tên trong số những người giàu nhất hành tinh: tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng. Cùng tìm hiểu tiểu sử Phạm Nhật Vượng và lý do khiến ông thành công đến thế.

Người ta không chỉ kính phục ông vì sự giàu có mà còn bởi tinh thần xây dựng đất nước và biến điều không thể trở thành có thể. Ông chia sẻ “ Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình”.

1. Tiểu sử tỷ phú Phạm Nhật Vượng

tỷ phú đô la Việt Nam đầu tiên Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam  Phạm Nhật Vượng

Ông sinh ngày 6/8/1968 tại Hà Nội. Cha của ông phục vụ trong lực lượng không quân của Quân Đội Nhân dân Việt Nam, còn mẹ ông bán nước giải khát ven đường. Kinh tế gia đình không mấy khá giả, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ quán nước của mẹ ông. Lúc ấy ông chỉ có một mong ước “ Ước mơ khi ấy của tôi đơn giản lắm. Tôi chỉ muốn kiếm tiền để giúp đỡ gia đình mình thôi”. Có lẽ chính chính điều này đã khiến ông nỗ lực trong quá trình học tập.

Từ nhỏ, Phạm Nhật Vượng đã có thành tích học tập tốt. Năm 1982, ông theo học tại trường trung học phổ thông Kim Liên. Sau đó, ông xuất sắc thi đậu vào trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Với thành tích xuất sắc trong môn toán, ông nhận được học bổng của Đại học mỏ địa chất Hà Nội sang du học tại Moskva thuộc Liên bang xô viết. Đây cũng là bước ngoặt thay đổi cuộc đời của vị tỷ phú tương lai này.

2. Cuộc đời và sự nghiệp

2.1 Khởi Nghiệp Rất Sớm và Thất Bại Rất Nhiều

Phạm Nhật Vượng hồi trẻ ở Ukraine
Phạm Nhật Vượng hồi trẻ ở Ukraine

Khi đến Nga, ông khởi nghiệp từ lúc còn là sinh viên năm 3 đại học. Ông thuê một phòng trọ nhỏ rồi giường đó làm nơi để buôn bán hàng hóa. Tuy vậy, việc buôn bán không thuận lợi và thua lỗ liên tiếp. Thừa nhận mình buôn bán kém, ông chuyển sang kinh doanh nhà hàng.

Việc kinh doanh ban đầu rất thuận lợi, ông quay lại với việc đi buôn hàng hóa với sản phẩm áo gió. Ông kiếm được rất nhiều tiền từ việc buôn áo gió từ Việt Nam sang. Nhưng sau đó, xu hướng thị trường thay đổi và ông không thể bắt kịp nên thua lỗ lớn rồi dẫn tới phá sản. Trong khi kinh doanh, ông cũng vay tiền từ nhiều nơi. Khoản nợ này rất lớn và khiến mọi thứ trở nên thật tồi tệ. Nhưng thất bại cũng không thể ngăn cản ý chí làm giàu trong ông và ông sẽ tiếp tục kinh doanh khi tìm thấy cơ hội.

Khởi Nghiệp Thêm Lần Nữa

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp, ông kết hôn cùng người bạn thời đại học là bà Phạm Thu Hương. Vào thời điểm này, Liên Xô tan rã và biến động xảy ra ở nhiều nơi trên đất Nga. Ông và vợ quyết định không quay về Việt Nam mà di chuyển đến thành phố Kharkov thuộc Ucraina. Khi ấy ông vẫn còn mắc nợ 40.000 USD và cả hai vợ chồng cũng chỉ có vài ngàn usd vay mượn từ bạn bè. Có thể nói, đằng sau thành công của Phạm Nhật Vượng của ngày hôm nay không thể bỏ qua công lao của người vợ hiền Phạm Thu Hương.

>> Có lẽ bạn muốn xem thêm bài viết Phạm Thu Hương vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng [BÍ ẨN] và giàu có

Thời điểm kinh tế khó khăn nhưng ông lại nhìn thấy cơ hội kinh doanh tại đây. Nghĩ đến là làm, ông quyết định vay mượn từ bạn bè và người thân 10.000 USD, rồi cùng vợ mở một nhà hàng ở Kiev. Thế là, một nhà hàng mang tên Thăng Long được dựng từ nền của một nhà máy cũ được ra đời giữa lòng đất nước Ucraina.

một góc thành phố Kharkov ở Ukraine
Một góc thành phố Kharkov ở Ukraine

Cựu thị trưởng của thành phố Kharkov, Mikhail PilipChuk mới đây đã hé lộ về nhà hàng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “ Đồ ăn ngon, giá cả phải chăng và hợp túi tiền, nhà hàng của ông Vượng đã nhanh chóng phát triển và nổi tiếng không chỉ với người dân Kharkov mà với cả những du khách đến thành phố”.

Công việc kinh doanh nhà hàng phát đạt nhưng Phạm Nhật Vượng lại nhìn thấy cơ hội lớn hơn từ một mảng kinh doanh khác. Thời điểm ấy, kinh tế không mấy khá giả nên người dân Ucraina thường chuộng những loại thực phẩm có giá thấp. Nhanh chóng nhận ra nhu cầu này, ông đã nắm bắt cơ hội và nảy sinh ý tưởng mở nhà máy sản xuất mì ăn liền. Ông vay mượn 100.000 usd từ cộng đồng người Việt với lãi suất 8% mỗi tháng và bắt tay vào xây dựng nhà máy. Ban đầu, nhà máy của ông khá nhỏ và chỉ có 30 công nhân đến làm việc.

Sản phẩm mì ăn liền đầu tay của Phạm Nhật Vượng được người dân nhiệt tình ủng hộ. Thương hiệu mì gói Mivina phát triển thần tốc không chỉ trên lãnh thổ Ucraina mà còn nhanh chóng lan sang các quốc gia khác như Estonia, Litva, Ba Lan rồi sang Đức, Áo,…. Nhận thây tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm ăn nhanh vẫn còn rất lớn, ông mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền để sản xuất khoai tây nghiền. Một điểm chú ý, nguyên liệu sử dụng của nhà máy phần lớn đều được ông cho nhập từ Việt Nam.

Nhu cầu tăng cao, ông cũng tìm thêm địa điểm xây dựng những nhà máy mới. Công ty Technocom chính thức được ông thành lập ít lâu sau đó. Tính đến thời điểm năm 2004, công ty Technocom chiếm đến 94% thị phần các sản phẩm ăn liền tại Ucraina, với gần 2000 công nhân lao động với phúc lợi tốt.

Ông Vượng vẫn không quên những chân tình mà người dân nơi đây dành cho ông lúc mới lập nghiệp. Phạm Nhật Vượng đã dành một số tiền không nhỏ cho các hoạt động phúc lợi và xã hội của thành phố nhất là giáo dục. Ông cho hay “ Để làm điều có ích cho thế hệ sau, dù có phải tốn tiền tỷ, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc. Bạn không thể mang theo tiền khi bạn chết”.

2.2 Đi Để Trở Về

Quê hương là nơi mà ta đi càng xa sẽ càng nhớ. Dù đã thành công nơi xứ người nhưng Phạm Nhật Vượng vẫn mong mỏi được trở về một ngày nào đó. Ông vẫn dành thời gian theo dõi tình hình đất nước và nhận ra thời cơ đã đến. Ông bán mảng kinh doanh mì liền của Technocom cho Nestle rồi lên đường trở về nước.

Khi quay về, ông mua sắm hàng loạt các bất động sản ven biển rồi xây dựng và cải tạo chúng. Sau đó, Phạm Nhật Vượng thành lập Vinpearl với nhiệm vụ kinh doanh các loại bất động sản nghỉ dưỡng này. Kết quả kinh doanh tốt, ông không chần chờ nữa và quyết định chuyển trụ sở công ty Technocom từ Ucraina về Việt Nam rồi đổi tên thành Vingroup, gộp cả Vinpearl vào Vingroup.

tòa nhà landmark 81 của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng
Tòa nhà landmark 81 của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng

Một siêu phẩm của Vingroup gần đây đưa ra thị trường đó là tòa nhà Landmark 81, được xem như là một trong những toà nhà cao nhất Việt Nam. Khát vọng của Vingroup cũng như khát vọng của người Việt: Khát Vọng Vươn Lên.

“Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được. Tiếp tục phát triển, đi lên, nỗ lực làm đẹp cho đời” ông nói thêm: “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ không bao giờ có đỉnh”.

Sau khi gặt hái được rất nhiều thành công từ mảng bất động sản, ông lấn sân sang các lĩnh vực khác như bệnh viện với Vinmec, trường học với Vinschool, siêu thị với Vinmart,…. Đôi khi có những sản phẩm mà ông cảm thấy xã hội cần mà không ai chịu làm hoặc làm chưa tốt hoặc bị đối thủ nước ngoài chèn ép thì ông sẽ bắt tay vào làm.

kiểu dáng bên ngoài xe ô tô Vinfast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng
kiểu dáng bên ngoài xe ô tô Vinfast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng
nội thất bên trong xe vinfast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng
nội thất bên trong xe vinfast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng

Mảng kinh doanh mới nhất mà ông chủ Vingroup mang đến cho người dân Việt Nam đó là xe hơi cũng là một minh chứng cho thấy Vingroup có khả năng biến những giấc mơ trở thành sự thật.

Từ một sinh viên tha hương kiếm sống, Phạm Nhật Vượng hiện nay đã trở thành một trong số những người giàu nhất trên thế giới với khối tài sản khoảng 7 tỷ đô la. Ông cũng là biểu tượng cho tinh thần không sợ khó khăn, thất bại và luôn vững tiến về phía trước.

>> Có lẽ bạn muốn xem bài viết Mr Khánh nói về đồ hiệu nam giúp bán hàng TỰ TIN và THÀNH CÔNG

Scroll to Top