Warren-Buffett

Warren Buffett – càng sớm mắc sai lầm bạn càng có lợi thế

Khi nhắc đến Warren Buffett, người ta thường nghĩ đến một nhà đầu tư huyền thoại mang tầm thế kỷ và luôn chính xác trong những thương vụ đầu tư của mình. Nhưng không phải vậy, con đường trở thành huyền thoại của ông cũng từng mắc phải vô sai lầm mà chúng luôn là bài học đắt giá giúp ông học hỏi được nhiều điều.
Warren Buffett là một doanh nhân vĩ đại, nhà đầu tư huyền thoại của nước Mỹ. Ông sở hữu khối lượng lớn cổ phần tại Berkshire Hathaway với tổng tài sản trị giá 84 tỷ đô la, xếp thứ 3 thế giới về khối lượng tài sản. Tuy rất giàu có nhưng ông lại sử dụng phần lớn chúng cho các công tác từ thiện. Không chỉ ảnh hưởng lớn trong giới tài chính, Warren Buffet còn có ảnh hưởng rất lớn đến giới chính trị ở Mỹ và nằm trong số 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.

Tuổi thơ kì lạ

Warren Buffett sinh ngày 30/8/1930 tại Ohama, Hoa Kỳ. Tuy gia đình ông không khăn nhưng ông đã tìm cách kiếm tiền từ rất nhỏ. Năm Warren tròn 5 tuổi, ông bán kẹo cao su và nước chanh ở nơi có nhiều người qua lại, kiếm được ít xu tiêu vặt cho bản thân. Một năm sau, ngoài việc bán kẹo, ông còn mua sỉ nước ngọt và bán lại để kiếm lời. Ông còn làm hàng tá các công việc khác nhau sau giờ học như quét dọn đường đua, bán đậu và bắp, thu nhặt bóng golf rồi bán lại. Phải nói rằng, Warren đã tự lập từ rất sớm nhưng những công việc này không ảnh hưởng đến niềm tin mê học tập của ông.

Warren bé nhỏ rất yêu thích môn số học và ông luôn mơ ước trở thành nhà môi giới chứng khoán khi lớn lên. Chính niềm mơ ước này đã khiến ông tham gia vào thị trường chứng khoán năm 11 tuổi và lần đầu tham gia chứng khoán cũng giúp ông có một chút lợi nhuận cùng kinh nghiệm quí báu. Một năm sau, ông cùng một người bạn thành lập Stable boy selection cung cấp mẹo chọn tỉ lệ cược bằng toán học và bị đóng cửa ngay sau đó vì hoạt động không phép.

Những năm tiếp theo, dù cha ông thắng cử vào Quốc Hội Mỹ với 4 nhiệm kỳ nhưng Warren vẫn đi giao báo tờ Washington Post và kiếm được 175 đô mỗi tuần. Với những khoản tiền dành dụm được, ông liên tiếp thực nhiều phi vụ đầu tư nhưng đa phần chúng đều thất bại. “Wilson Coin Operated Machine” là một trong những thương vụ thành công hiếm hoi và ông kiếm được 1200 USD khi chuyển nhượng chúng sau đó. Sau nhiều nỗ lực bền bỉ trong lao động và đầu tư, Warren có được 5000 USD sau khi tốt nghiệp trung học.

Chặng đường gian nan

Dù không mấy mặn mà với việc vào đại học và cho rằng chúng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình nhưng ông vẫn vào trường đại học Pennsylvania theo mong muốn của cha mình. Ông nghĩ rằng trường Harvard vốn nhiều thiên tài kinh doanh sẽ thích hợp hơn với ông. Tiếc thay, Havard từ chối ông và Warren Buffett xin chuyển về trường đại học Nesbraska, rồi tốt nghiệp ở đây.

Sau khi tốt nghiệp, ông gắn bó với công việc môi giới chứng khoán trong nhiều năm liền. Là cha đẻ của học thuyết đầu tư giá trị vốn cần thời gian, ông không kiếm được nhiều từ công việc đầu tư trong lúc này mà sống chủ yếu dựa vào tiền lương cơ bản của mình. Năm 1962, Warren Buffett tiến hành mua cổ phần của Berkshine Hathaway và đây cũng là một biến cố thay đổi cuộc đời ông.

Berkshine Hathaway thành công hay thất bại

Vào những năm 1955, đây là một trong những doanh nghiệp khổng lồ trong ngành dệt may với 15 nhà máy, hàng nghìn công nhân làm việc và doanh thu lên đến 120 triệu đô mỗi năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã xuống dốc sau đó và phải sa thải rất nhiều nhân viên, đóng cửa 7 nhà máy.

Khi Warren hỏi mua lại công ty này, ông cho rằng giá trị của công ty đã xuống thấp vì ngành dệt may đang gặp khó khăn. Cổ phiếu của doanh nghiệp này được công nhận xét đã thấp hơn giá trị thực sự của nó. Mỗi khi cho đóng cửa nhà máy, BerkShine Hathaway đều mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư và hành động này gâr sự chú ý cho Warren. Tuy nhiên, quá trình đàm phán mua lại cổ phần đã không hề diễn ra suôn sẻ. Và những xung đột xảy ra giữa ông và Stanton chủ doanh nghiệp lúc bấy giờ, khiến ông quyết tâm thu mua toàn bộ số cổ phần và sa thải vị chủ tịch này ngay sau đó.

Thời gian Warren Buffett lên nắm quyền điều hành công ty, ông vẫn tập trung phát triển mảng dệt may. Nhưng mọi cố gắng phục hồi ngành dệt may đều tỏ ra vô vọng. Nhìn nhận lựa chọn đầu tư vào ngành dệt, ông cho rằng đây là một trong những quyết định sai lầm nhất của mình. Ông tâm sự “Tôi đã mất đến 20 năm để từ bỏ ngành dệt may. Sau Seabury Stanton, tôi đã có một người điều hành tuyệt vời – tên Ken Chase. Trung thực, có năng lực và chăm chỉ nhưng anh ấy không thể nào khiến nó phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng hoạt động…. Đó chính là một sai lầm nữa”.

Gần đây, trả lời trong một buổi phỏng vấn khác, ông cho biết thêm trong khoảng thời gian khoảng 20 năm cố gắng duy trì mảng dệt may mà không mang lại kết quả, thiệt hại của ông ước tính lên đến 200 tỷ USD tính theo tỷ giá hiện tại. Từ năm 1985, mảng dệt may đã bị đình chỉ và công ty chủ yếu thực hiện đầu tư vào những doanh nghiệp tiềm năng.
Những năm tiếp theo, Berkshire Hathaway chuyển hướng sang đầu tư dài hạn và thâu tóm nhiều công ty. Ngày nay, công ty được định giá giá vào khoảng 400 tỷ đô la. Với những cố gắng không ngơi nghỉ, Warren Buffett đã thật sự biến quyết định sai lầm khi xưa trở thành một trong những thành công sáng chói nhất.

>> Bạn có biết đến Những câu nói HAY của Warren Buffett về đầu tư và cuộc sống

Những khoản đầu tư sai lầm

Tưởng chừng như sai lầm khi đầu tư vào ngành dệt của Warren sẽ chấm dứt bởi bài học đắt giá khi mua Berkshine Hathaway thì ông lại phạm phải một sai lầm tương tự khác. Ông quyết định mua lại Công ty Waumbec Mills, một doanh nghiệp cũng kinh doanh trong ngành dệt tại New Zealand. Đây là một quyết định vô cùng tồi tệ, bởi kết quả kinh doanh không khả quan khiến nhà máy phải đóng cửa ngay sau đó.

Vào năm 1993, ông quyết định mua lại Công ty giày Dexter nhưng không chi trả tiền mặt mà sử dụng cổ phiếu Berkshire Hathaway trị giá 430 triệu USD. Tuy được cổ đông cho rằng đây không phải là một quyết định quá đáng tiếc nhưng giá trị cổ phiếu Berkshire ông đã hoán đổi cho Dexter hiện tại trị giá đến 5,7 tỷ USD. Ông từng than thở “Đây là một thảm họa tài chính, nó xứng đáng có một vị trí trong danh sách kỷ lục thế giới”.

Một lần khác, ông đã từ chối mua cổ phần của Amazon và Warren thừa nhận đó là sai lầm của mình. “Đáng lẽ tôi phải mua cổ phiếu Amazon từ rất lâu rồi. Nhưng tôi không hiểu được sức mạnh của mô hình thương mại điện tử tại thời điểm đó. Và giá cả có vẻ phản ánh lớn hơn giá trị của mô hình này tại thời điểm đó. Vì vậy, tôi đã bỏ lỡ cơ hội lớn”. Bản thân ông thường chọn mua cổ phiếu của những công ty mà ông hiểu rõ về mô hình kinh doanh của chúng. Tuy nhiên, việc từ bỏ không mua cổ phiếu từ các công ty này là không ổn. Thay vào đó, ông khuyên nên tìm người có đủ hiểu biết trong lĩnh vực này để cộng tác sẽ mang lại cơ hội lớn hơn.

Dù cho mắc phải sai lầm, Warren Buffett vẫn là một nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông luôn thẳng thắn thừa nhận những sai lầm của mình và từ đó đúc kết ra bài học quý giá không chỉ cho bản thân ông mà đó còn là một chuẩn mực của giới đầu tư.

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top